Chiến Phan

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Quốc Gia Khởi Nghiệp - Có phần nào của chúng ta!?

 photo download_zpskschjxos.jpg 
Tranh thủ nghĩ lễ nó “nuốt” trọn cuốn “Quốc Gia Khởi Nghiệp” của Dan Senor & Saul Singer viết về đất nước Isreal, quyển sách đã gây hiệu ứng mạnh cho phong trào “start up” tại Việt Nam, khi từ “khởi nghiệp” xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết. 
“Quốc gia khởi nghiệp” là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới. Quyển sách này có thể trả lời cho những thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự. Lời giới thiệu thật sự thu hút, đó là lý do khiến nó mua tặng quyển sách này cho đứa em khi bước xuống chuyến tàu và hôm nay là suy nghĩ về những điều đã đọc với đất nước đang sinh sống: Việt Nam. 
Xuyên suốt quyển sách, yếu tố thu hút nó mạnh mẽ, chính là tinh thần của dân tộc Do thái nói riêng hay chính là ý chí dân tộc nói chung. Sự phát triển và đổi thay nằm trong tinh thần này. 
Tinh thần “Phục Quốc Do Thái” khiến nó liên tưởng đến Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam một thời kháng chiến. Một phong trào giải phóng, liên minh của các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội tại miền Nam và có lập trường, chủ quyền kiểm soát riêng nhưng không độc lập với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đâu đó giấc mơ gần như tương tự, đâu ngờ mộng chinh đồ đổ vỡ!? Từ đâu!? Câu chuyện của quá khứ khiến nó phải suy nghĩ nhiều về những câu từ lẽ ra… của thế hệ ngày này, nhưng cuối cùng đấy vẫn là câu chuyện của quá khứ. 
Với hiện tại, đất nước Việt đang tìm kiếm những cá nhân kiệt xuất để hỗ trợ “khởi nghiệp” với mong muốn lập nên những kỳ tích của Isreal? Một cuộc “săn đầu người” diễn ra trên diện rộng, nó không biết việc này đi đến đâu nhưng ở góc độ cá nhân tìm hiểu thì…đời không như là mơ. 
Lý do cơ bản: cá nhân xuất sắc nhất phải thuộc về thế hệ của những con người trẻ tiêu biểu để gầy dựng tương lai
               Điểm qua những con người trẻ từng gặp, từ những cậu sinh viên không xác định mình đi đâu về đâu (giống nó ở đương thời), ấp ôm những câu chuyện, giấc mơ theo đúng kiểu “phong trào”. Đã từng. Nó kiểm chứng một nhóm sinh viên năm người, thổi vào đấy suy nghĩ về tương lai và hình thành cách suy nghĩ, mĩa may thay chỉ còn lại đúng hai sau vài tháng, đích đến đầu tiên lại là tốt nghiệp. Giấc mơ kiếm tìm Agassi, Samuel Appelbaum, hay Shimon Peres của Việt Nam như một gã Don Quixote giữa thời hiện đại? 
                Điểm qua những con người trẻ từng gặp, đến những bạn trẻ mới ra trường đi tìm một tương lai … gần, họ cần một môi trường chuyên nghiệp, một nghề nghiệp thử thách v.v. Điều gì đấy khá trừu tượng, đích đến tiếp theo đơn giản là có việc làm. 
                Điểm quanh thấy những những bài báo viết nhan nhản về thịt, cá rớt giá hay lúa, xoài trúng mùa giá lại rớt thảm thương. Những phân tích, ý kiến của các nhà phân tích, giáo sư, tiến sĩ giăng đầy trên mặt báo, để rồi sau đó chìm đi như chưa từng có chuyện gì đã xảy ra như…một chuyện bình thường. Đích đến kế tiếp theo giản đơn là có đầu ra. 
 photo nhung-cau-danh-ngon-ve-hoc-tap-hay-va-y-nghia-nhat-hinh-anh-7_zpsvctzul7v.jpg
Điểm qua và điểm quanh vẫn thấy thiếu điểm cốt lõi ấy - tinh thần Phục Quốc Do Thái. Ở đây, dường như đáp án giải bài toán làm sao kêu gọi tinh thần dân tộc nằm cả trong đấy, đó là cả một niềm tự hào lẫn tự tôn về một chủng tộc, một tôn giáo của con người Do Thái. 
Sâu chuổi cách thức khơi gợi tinh thần ấy, kiếm tìm một “điểm bùng phát”, gần như được gói trọn trong khái niệm càng khắc nghiệt, càng phát triển. Với những ví dụ minh chứng về đất nước Isreal đặt trong bối cảnh về vị trí địa chính trị hoàn toàn thốn thiếu, đến cách những con người doanh nhân trãi qua đời lính để áp dụng cách thức sinh tồn vào trong việc kinh doanh. 
Quay lại lịch sử của đất nước hình chữ S, phải chăng dưới sự mất mát và chiến tranh của người Việt với người Việt dưới bàn cờ của những nước lớn, đã thúc đẩy những con người đa sắc tộc, tôn giáo của một thời đến giờ có thể gọi là kiệt xuất cùng hướng về một phía? 
Trở lại với hiện tại, điểm qua không phải chỉ là những điều tiêu cực khi bản thân nó vẫn còn đặt được những chuyến xe gần nửa đêm, hỏi han đa phần là những anh chàng sinh viên tỉnh lẻ tranh thủ kiếm thêm để trang trải chi phí học hành. Đây cũng có thể gọi là những người nông dân bước ra cánh đồng công nghệ mà quyển sách đã miêu tả. Họ cần những người hướng dẫn. 
Lại thấy, một thế hệ tiếp theo bắt đầu tạo thành một làn sóng bước ra khỏi đất nước hình chữ S, để kiếm tìm tri thức bên ngoài ngày một nhiều và không ít người đã trẻ đã quay về. Họ cần những việc làm xứng đáng. 
Điểm quanh vẫn còn có những con người mặc kệ chiếc áo doanh nhân ai đó khoác lên mình, mà bắt đầu bồi đấp với những khoản đầu tư vào con người, thấp thêm niềm mơ ước với tên gọi “cộng đồng” chứ không phải bán đi cái mình tạo dựng ở một thời điểm nào đấy của chán chường, mệt mõi hay núp bóng với cái gọi bước vào cánh cửa của những gã đầu tư. Họ cần một tương lai vững vàng. 
Điểm qua và điểm quanh ở thời hiện tại ở góc nhìn tiêu cực lẫn tích cực, thấy theo quan điểm của bản thân mình, thấy đâu đấy còn thiếu đúng từ “Tin”. Từ duy nhất mà nó dùng để xây dựng cho cách sống và cách làm hay đơn giản là để lý giải cho các sự việc và hiện tượng xung quanh. 
Quốc gia khởi nghiệp đó có phần nào của chúng ta!?

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Bước vào thế giới – Part 8: Thất Phủ Sài Gòn!

 photo user665808_pic997336_1307328089_zpsfea02d09.jpg
Mắt và miệng tôi mở to mấy giây vì lời giới thiệu của anh. Tôi thực sự như bước vào một thế giới khác, một thế giới hoàn toàn xa lạ với một đứa sinh viên tỉnh lẻ sau khi bị cuốn vào một thế giới xa xưa của thành phố Đà Lạt bởi một trang Blog Ma như mới ngày hôm qua đây thôi. 
Hậu duệ cuối cùng của Thất Phủ Sài Gòn là sao anh? Tôi buộc miệng hỏi. 
Nói chính xác hơn là lão Đại cuối cùng của Thất Phủ Sài Gòn đó em. Chị giải thích cho tôi khi bản nhạc của Beethoven đã qua nửa bài. 
Cô ba nói làm cậu đây sợ đấy! Để tôi giải thích cho cậu được hiểu. Anh nhìn vẻ mặt biến sắc của tôi khi ít nhiều hiểu được từ “lão Đại” chỉ dùng cho giới xã hội đen khiến một thằng sinh viên như tôi thú thật …hơi sợ. 
Tôi vốn là người Việt gốc Hoa. Người được chọn lựa quản lý Thất Phủ Sài Gòn từ người đứng đầu của năm Bang Hoa Kiều tại Sài Gòn, Chợ Lớn cậu ạ. Anh từ tốn giải thích cho tôi hiểu, trong lúc đưa lên chén trà thứ hai cho tôi. 
Tôi có cảm giác như mình đang dấn vào một thế giới của phim xã hội đen Hongkong đã từng xem vậy. Bản thân không nghĩ là có sự tồn tại bang phái giống như phim ở tại mãnh đất Sài Gòn này. 
Nhưng sao gọi là “thất phủ” anh? Theo em hiểu “thất” là bảy đúng không? Tôi thắc mắc. 
Cậu hiểu đúng rồi. Thật ra cái tên “Thất Phủ Sài Gòn” là tên gọi chung của bảy bang phái Hoa Kiều khi đến mãnh đất này lập nghiệp. Mỗi bang phái được thành lập và đặt tên dựa trên nguyên quán của cộng đồng người Hoa đến đây như: Quảng Đông, Khách Gia, Triều Châu, Phước Kiến, Phước Châu, Hải Nam và Quỳnh Châu. Ngày trước thường gọi là “Thất Phủ Công Sở” hay “Thất Phủ Hội Quán” nhưng người ta quen gọi là Thất Phủ Sài Gòn để dễ phân biệt với công đồng người hoa ở các nước khác. Anh tiếp tục giải thích cho tôi nghe trong khi bắt đầu thực hiện đợt pha trà thứ ba trong khi tôi vẫn chưa hiểu sao lý do vì sao Thất Phủ chỉ còn Ngủ Phủ. 
 photo user665808_pic997328_1307327907_zps82e73880.jpg
Khi người Pháp vào đây, họ đã ra lệnh sát nhập Bang Phước Châu vào trong Bang Phước Kiến, sát nhập Bang Quỳnh Châu vào trong Bang Hải Nam. Đó là lý do vì sao Thất Phủ Sài Gòn chỉ còn có năm Bang. Anh vừa nói vừa thao tác pha trà nhuần nhuyễn. 
Trong đầu tôi bắt đầu hiện lên các cảnh tượng của lão Đại của các Bang thường xuyên họp hành ở các hội quán để bàn bạc với những gã đàn em đứng dọc ở phía sau. Ắt hẳn, khung cảnh hoành tráng nhất chắc là buổi họp bầu lão Đại của những lão Đại với những nguyên tắc riêng của người Hoa, khi Quan Công thánh nghi ngút khói nhang được đặt ở nơi trang nghiêm nhất. Quả thật, đến tận lúc này tôi mới hiểu được sức mạnh cộng đồng của người Hoa là thế nào. 
Vậy anh là người của Bang nào? Tôi tò mò muốn biết xuất thân của lão Đại của những lão Đại. 
Tôi là người của Bang lớn nhất Thất Phủ Sài Gòn cậu ạ, Bang Khách Gia. Anh vẫn từ tốn trả lời tôi khi chị bắt đầu đốt điếu thuốc thứ hai. Đó là Bang có số lượng người Hoa lớn nhất. Trung Quốc có tỉnh Khách Gia? Tôi chưa hiểu lắm về tên gọi của Bang phái này. 
À, Khách Gia lúc đầu vốn dĩ chỉ có người Hẹ, nhưng sau đó theo lệnh của chính quyền Pháp từ sau đợt sát nhập năm 1885 là các người Hoa đến sinh sống có nguyên quán không thuộc bốn Bang kia sẽ chịu sự quản lý của Bang Khách Gia. Vì vậy, trong Bang còn có những người gốc Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam…Anh tiếp tục nói về xuất thân của mình. 
Nhưng chị Ngọc nói đến đây gặp một…nhà văn! Tôi gật đầu cho qua vì thấy mình chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, ngoài ra việc này thì liên quan gì đến người mà chị Ngọc nói đến. Trước mặt tôi là một lão Đại của những lão Đại với bề ngoài thật sự không thể nào nghĩ đây là một gã trùm xã hội đen trong thế giới ngầm của người Hoa ở Chợ Lớn. 
Ừ, cô Ba nói đúng đấy cậu. Tôi cũng là một nhà văn vì thế giới đang thay đổi, thân phận chúng ta cũng phải thay đổi. Anh bắt đầu thay trà, chỉ cứ để mặc cho anh tiếp chuyện với tôi như thể không liên quan gì đến mình cả. 
Ngoài việc phải điều hành công việc của Bang, tôi còn phải chịu trách nhiệm làm tốt việc truyền tải thông tin. Viết văn là một sự lựa chọn tốt nhất khi tôi không thể di chuyển ra khỏi nơi này. Anh nói thêm về công việc của mình. 
 photo user665808_pic997345_1307328282_zps8479fbaa.jpg
Thế bút danh của anh là gì? Anh càng giải thích cáng khiến tôi khó hiểu vì thật sự không biết lão Đại này điều hành Bang phái và rao và cả trách nhiệm truyền tải thông tin gì kia chứ? 
Thiên Hạ Bá Biện – Trương Mục Diện. Anh trả lời. 
Xin lỗi anh, em chưa chưa từng nghe đến bút dành này! Tôi e ngại nói. 
Tác gia này nổi tiếng trên mạng của Trung Quốc thì làm sao em biết được với các tiểu thuyết kinh dị giả tưởng. Lúc này, chị bắt đầu tham gia câu chuyện. Tôi há hốc mồm khi nghe lời chị nói. Một tác gia nổi tiếng trên văn đàn mạng Trung Quốc lại đang sinh sống tại Việt Nam, chính xác là ở Thuận Kiều và đang ngồi trước mặt tôi.

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...