Mắt và miệng tôi mở to mấy giây vì lời giới thiệu của anh. Tôi thực sự như bước vào một thế giới khác, một thế giới hoàn toàn xa lạ với một đứa sinh viên tỉnh lẻ sau khi bị cuốn vào một thế giới xa xưa của thành phố Đà Lạt bởi một trang Blog Ma như mới ngày hôm qua đây thôi.
Hậu duệ cuối cùng của Thất Phủ Sài Gòn là sao anh? Tôi buộc miệng hỏi.
Nói chính xác hơn là lão Đại cuối cùng của Thất Phủ Sài Gòn đó em. Chị giải thích cho tôi khi bản nhạc của Beethoven đã qua nửa bài.
Cô ba nói làm cậu đây sợ đấy! Để tôi giải thích cho cậu được hiểu. Anh nhìn vẻ mặt biến sắc của tôi khi ít nhiều hiểu được từ “lão Đại” chỉ dùng cho giới xã hội đen khiến một thằng sinh viên như tôi thú thật …hơi sợ.
Tôi vốn là người Việt gốc Hoa. Người được chọn lựa quản lý Thất Phủ Sài Gòn từ người đứng đầu của năm Bang Hoa Kiều tại Sài Gòn, Chợ Lớn cậu ạ. Anh từ tốn giải thích cho tôi hiểu, trong lúc đưa lên chén trà thứ hai cho tôi.
Tôi có cảm giác như mình đang dấn vào một thế giới của phim xã hội đen Hongkong đã từng xem vậy. Bản thân không nghĩ là có sự tồn tại bang phái giống như phim ở tại mãnh đất Sài Gòn này.
Nhưng sao gọi là “thất phủ” anh? Theo em hiểu “thất” là bảy đúng không? Tôi thắc mắc.
Cậu hiểu đúng rồi. Thật ra cái tên “Thất Phủ Sài Gòn” là tên gọi chung của bảy bang phái Hoa Kiều khi đến mãnh đất này lập nghiệp. Mỗi bang phái được thành lập và đặt tên dựa trên nguyên quán của cộng đồng người Hoa đến đây như: Quảng Đông, Khách Gia, Triều Châu, Phước Kiến, Phước Châu, Hải Nam và Quỳnh Châu. Ngày trước thường gọi là “Thất Phủ Công Sở” hay “Thất Phủ Hội Quán” nhưng người ta quen gọi là Thất Phủ Sài Gòn để dễ phân biệt với công đồng người hoa ở các nước khác. Anh tiếp tục giải thích cho tôi nghe trong khi bắt đầu thực hiện đợt pha trà thứ ba trong khi tôi vẫn chưa hiểu sao lý do vì sao Thất Phủ chỉ còn Ngủ Phủ.
Khi người Pháp vào đây, họ đã ra lệnh sát nhập Bang Phước Châu vào trong Bang Phước Kiến, sát nhập Bang Quỳnh Châu vào trong Bang Hải Nam. Đó là lý do vì sao Thất Phủ Sài Gòn chỉ còn có năm Bang. Anh vừa nói vừa thao tác pha trà nhuần nhuyễn.
Trong đầu tôi bắt đầu hiện lên các cảnh tượng của lão Đại của các Bang thường xuyên họp hành ở các hội quán để bàn bạc với những gã đàn em đứng dọc ở phía sau. Ắt hẳn, khung cảnh hoành tráng nhất chắc là buổi họp bầu lão Đại của những lão Đại với những nguyên tắc riêng của người Hoa, khi Quan Công thánh nghi ngút khói nhang được đặt ở nơi trang nghiêm nhất. Quả thật, đến tận lúc này tôi mới hiểu được sức mạnh cộng đồng của người Hoa là thế nào.
Vậy anh là người của Bang nào? Tôi tò mò muốn biết xuất thân của lão Đại của những lão Đại.
Tôi là người của Bang lớn nhất Thất Phủ Sài Gòn cậu ạ, Bang Khách Gia. Anh vẫn từ tốn trả lời tôi khi chị bắt đầu đốt điếu thuốc thứ hai. Đó là Bang có số lượng người Hoa lớn nhất.
Trung Quốc có tỉnh Khách Gia? Tôi chưa hiểu lắm về tên gọi của Bang phái này.
À, Khách Gia lúc đầu vốn dĩ chỉ có người Hẹ, nhưng sau đó theo lệnh của chính quyền Pháp từ sau đợt sát nhập năm 1885 là các người Hoa đến sinh sống có nguyên quán không thuộc bốn Bang kia sẽ chịu sự quản lý của Bang Khách Gia. Vì vậy, trong Bang còn có những người gốc Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam…Anh tiếp tục nói về xuất thân của mình.
Nhưng chị Ngọc nói đến đây gặp một…nhà văn! Tôi gật đầu cho qua vì thấy mình chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, ngoài ra việc này thì liên quan gì đến người mà chị Ngọc nói đến. Trước mặt tôi là một lão Đại của những lão Đại với bề ngoài thật sự không thể nào nghĩ đây là một gã trùm xã hội đen trong thế giới ngầm của người Hoa ở Chợ Lớn.
Ừ, cô Ba nói đúng đấy cậu. Tôi cũng là một nhà văn vì thế giới đang thay đổi, thân phận chúng ta cũng phải thay đổi. Anh bắt đầu thay trà, chỉ cứ để mặc cho anh tiếp chuyện với tôi như thể không liên quan gì đến mình cả.
Ngoài việc phải điều hành công việc của Bang, tôi còn phải chịu trách nhiệm làm tốt việc truyền tải thông tin. Viết văn là một sự lựa chọn tốt nhất khi tôi không thể di chuyển ra khỏi nơi này. Anh nói thêm về công việc của mình.
Thế bút danh của anh là gì? Anh càng giải thích cáng khiến tôi khó hiểu vì thật sự không biết lão Đại này điều hành Bang phái và rao và cả trách nhiệm truyền tải thông tin gì kia chứ?
Thiên Hạ Bá Biện – Trương Mục Diện. Anh trả lời.
Xin lỗi anh, em chưa chưa từng nghe đến bút dành này! Tôi e ngại nói.
Tác gia này nổi tiếng trên mạng của Trung Quốc thì làm sao em biết được với các tiểu thuyết kinh dị giả tưởng. Lúc này, chị bắt đầu tham gia câu chuyện.
Tôi há hốc mồm khi nghe lời chị nói. Một tác gia nổi tiếng trên văn đàn mạng Trung Quốc lại đang sinh sống tại Việt Nam, chính xác là ở Thuận Kiều và đang ngồi trước mặt tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét