Tranh thủ nghĩ lễ nó “nuốt” trọn cuốn “Quốc Gia Khởi Nghiệp” của Dan Senor & Saul Singer viết về đất nước Isreal, quyển sách đã gây hiệu ứng mạnh cho phong trào “start up” tại Việt Nam, khi từ “khởi nghiệp” xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết.
“Quốc gia khởi nghiệp” là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới. Quyển sách này có thể trả lời cho những thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự. Lời giới thiệu thật sự thu hút, đó là lý do khiến nó mua tặng quyển sách này cho đứa em khi bước xuống chuyến tàu và hôm nay là suy nghĩ về những điều đã đọc với đất nước đang sinh sống: Việt Nam.
Xuyên suốt quyển sách, yếu tố thu hút nó mạnh mẽ, chính là tinh thần của dân tộc Do thái nói riêng hay chính là ý chí dân tộc nói chung. Sự phát triển và đổi thay nằm trong tinh thần này.
Tinh thần “Phục Quốc Do Thái” khiến nó liên tưởng đến Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam một thời kháng chiến. Một phong trào giải phóng, liên minh của các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội tại miền Nam và có lập trường, chủ quyền kiểm soát riêng nhưng không độc lập với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đâu đó giấc mơ gần như tương tự, đâu ngờ mộng chinh đồ đổ vỡ!? Từ đâu!? Câu chuyện của quá khứ khiến nó phải suy nghĩ nhiều về những câu từ lẽ ra… của thế hệ ngày này, nhưng cuối cùng đấy vẫn là câu chuyện của quá khứ.
Với hiện tại, đất nước Việt đang tìm kiếm những cá nhân kiệt xuất để hỗ trợ “khởi nghiệp” với mong muốn lập nên những kỳ tích của Isreal? Một cuộc “săn đầu người” diễn ra trên diện rộng, nó không biết việc này đi đến đâu nhưng ở góc độ cá nhân tìm hiểu thì…đời không như là mơ.
Lý do cơ bản: cá nhân xuất sắc nhất phải thuộc về thế hệ của những con người trẻ tiêu biểu để gầy dựng tương lai.
Điểm qua những con người trẻ từng gặp, từ những cậu sinh viên không xác định mình đi đâu về đâu (giống nó ở đương thời), ấp ôm những câu chuyện, giấc mơ theo đúng kiểu “phong trào”. Đã từng. Nó kiểm chứng một nhóm sinh viên năm người, thổi vào đấy suy nghĩ về tương lai và hình thành cách suy nghĩ, mĩa may thay chỉ còn lại đúng hai sau vài tháng, đích đến đầu tiên lại là tốt nghiệp. Giấc mơ kiếm tìm Agassi, Samuel Appelbaum, hay Shimon Peres của Việt Nam như một gã Don Quixote giữa thời hiện đại?
Điểm qua những con người trẻ từng gặp, đến những bạn trẻ mới ra trường đi tìm một tương lai … gần, họ cần một môi trường chuyên nghiệp, một nghề nghiệp thử thách v.v. Điều gì đấy khá trừu tượng, đích đến tiếp theo đơn giản là có việc làm.
Điểm quanh thấy những những bài báo viết nhan nhản về thịt, cá rớt giá hay lúa, xoài trúng mùa giá lại rớt thảm thương. Những phân tích, ý kiến của các nhà phân tích, giáo sư, tiến sĩ giăng đầy trên mặt báo, để rồi sau đó chìm đi như chưa từng có chuyện gì đã xảy ra như…một chuyện bình thường. Đích đến kế tiếp theo giản đơn là có đầu ra.
Điểm qua và điểm quanh vẫn thấy thiếu điểm cốt lõi ấy - tinh thần Phục Quốc Do Thái. Ở đây, dường như đáp án giải bài toán làm sao kêu gọi tinh thần dân tộc nằm cả trong đấy, đó là cả một niềm tự hào lẫn tự tôn về một chủng tộc, một tôn giáo của con người Do Thái.
Sâu chuổi cách thức khơi gợi tinh thần ấy, kiếm tìm một “điểm bùng phát”, gần như được gói trọn trong khái niệm càng khắc nghiệt, càng phát triển. Với những ví dụ minh chứng về đất nước Isreal đặt trong bối cảnh về vị trí địa chính trị hoàn toàn thốn thiếu, đến cách những con người doanh nhân trãi qua đời lính để áp dụng cách thức sinh tồn vào trong việc kinh doanh.
Quay lại lịch sử của đất nước hình chữ S, phải chăng dưới sự mất mát và chiến tranh của người Việt với người Việt dưới bàn cờ của những nước lớn, đã thúc đẩy những con người đa sắc tộc, tôn giáo của một thời đến giờ có thể gọi là kiệt xuất cùng hướng về một phía?
Trở lại với hiện tại, điểm qua không phải chỉ là những điều tiêu cực khi bản thân nó vẫn còn đặt được những chuyến xe gần nửa đêm, hỏi han đa phần là những anh chàng sinh viên tỉnh lẻ tranh thủ kiếm thêm để trang trải chi phí học hành. Đây cũng có thể gọi là những người nông dân bước ra cánh đồng công nghệ mà quyển sách đã miêu tả. Họ cần những người hướng dẫn.
Lại thấy, một thế hệ tiếp theo bắt đầu tạo thành một làn sóng bước ra khỏi đất nước hình chữ S, để kiếm tìm tri thức bên ngoài ngày một nhiều và không ít người đã trẻ đã quay về. Họ cần những việc làm xứng đáng.
Điểm quanh vẫn còn có những con người mặc kệ chiếc áo doanh nhân ai đó khoác lên mình, mà bắt đầu bồi đấp với những khoản đầu tư vào con người, thấp thêm niềm mơ ước với tên gọi “cộng đồng” chứ không phải bán đi cái mình tạo dựng ở một thời điểm nào đấy của chán chường, mệt mõi hay núp bóng với cái gọi bước vào cánh cửa của những gã đầu tư. Họ cần một tương lai vững vàng.
Điểm qua và điểm quanh ở thời hiện tại ở góc nhìn tiêu cực lẫn tích cực, thấy theo quan điểm của bản thân mình, thấy đâu đấy còn thiếu đúng từ “Tin”. Từ duy nhất mà nó dùng để xây dựng cho cách sống và cách làm hay đơn giản là để lý giải cho các sự việc và hiện tượng xung quanh.
Quốc gia khởi nghiệp đó có phần nào của chúng ta!?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét