Buổi sáng, mặt trời trốn mất
tích, diện tích căn phòng hơn 100m2 khiến mấy chục con người như lọt thỏm giửa
khoảng rộng. Trong một căn phòng dành cho đào tạo những con người đến từ khắp
nơi: đồng bằng có, núi rừng có, ra tận đất biển kia cũng có; gặp nhau &
chia sẻ. Ngoài lề quanh chữ: BẠC.
Về chính sách nào Bạc với nhân
viên? Sài Gòn – Buôn Mê. Tranh luận. Không đồng tình.
Luận về chính sách, muốn xem được
gì trước khi bắt đầu làm. Sales – những con người xác định rất rõ giữa trách
nhiệm và quyền lợi; nhiều khi phần lý trí lấn át làm sự thực tế vượt qua sự thực
dụng. Mất đẹp. Phạm trù đứng vai trò thứ mấy khi cơm áo gạo tiền ghì chặt?
Luận về chính sách thấy khác biệt
rõ ràng, giữa đời sales phố núi Buôn Mê nhịp đời chậm rãi so với Sài Thành luôn
vội vàng với những bon chen. Ngở ngàng. Hai phía nhận ra rằng những thiệt thòi
đôi lúc là do tự nghĩ khi trói mình trong một góc nhìn chật. Hóa ra. Mỗi cây mỗi
hoa, mỗi nhà mỗi cảnh là đúng. Mỗi một nơi, mỗi một đại lý thì chính sách có
khác nhau. Đau đáu.
Về khách hàng nào Bạc với nhân
viên? Phố núi – Đồng bằng – Phố biển. Đồng tình. Khách hàng bây giờ đối xử bạc
với người sales. Từ trong đại từ xưng hô đến ngôn từ sử dụng, tóm lại
là cách đối xử dành cho người sales quá nghèo. Họ có bạc & được quyền phục
vụ vì bạc họ có. Nghĩ vậy. Có đúng không?
Nắng đi chơi về thập thò chui qua
cửa, lần dò tìm vài cảm xúc để kích thích nổ tung. Nó nghĩ cần kết thúc một đề
tài bằng vài câu chuyện kể.
Câu chuyện đầu tiên: Ở một buổi
chiều tàn nắng, lướt ngang nghe về câu chuyện từ một nữ đồng nghiệp bán hàng bị
đụng khách & mất khách sau khi gọi lại cho mới biết rằng khách đã ký hợp đồng
& đặt cọc rồi.
Câu chuyện thứ hai: Ở buổi trưa
lang thang, tạt ngang nghe câu chuyện kể từ một thằng bạn bán hàng thân hay chả
thân đến giờ chả biết, thấy hợp ở kiểu cách ngang tàng đến ngông nghênh. Gặp
tình trạng tương tự.
Dừng lại ở đây. Nó yêu cầu các đồng
nghiệp hãy cho nó biết câu tiếp theo là gì nếu là họ đặt trong ngữ cảnh này?
Khuyến mãi những gì?
A/C cứ qua em rồi tính tiếp…
…
Chuyện hợp đồng đấy chẳng có gì lo. A/C cứ qua em rồi tính tiếp…
Lắng lại ở đây. Nó ghi lại vài
dòng cảm xúc trong đầu trong những tiếng cười rõ to. Nghĩ. Đời Sales vốn bạc
nhưng bạc làm đời sales bạc thêm.
Câu chuyện thứ nhất: Cám ơn anh. Anh mua đâu cũng vậy, miễn anh
mua của Toyota em là vui rồi. Không lần này thì lần khác. (Nó thấy mắt mình
ánh lên tự hào về một cuộc đời cơm đường cháo chợ, chưa bao giờ nghĩ rằng có một
lần nó muốn gào lên sảng khoái về một thương hiệu mình đang mang hay đang làm.
Nó tin rằng người khách này sẽ quay lại nếu như có một ngày có ý định mua chiếc
xe thứ hai)
Câu chuyện thứ hai: Chắc anh em mình lần này không có duyên.
Thôi thì có gì lần sau anh ủng hộ em hoặc có người thân hay bạn bè thì giới thiệu
cho em. Cám ơn anh. (Nghe thành thật pha chút hụt hẫng trong lời cuối,
nhưng câu chốt cuối cùng đủ cảm thấy lâng lâng).
Tôn trọng & tự trọng. Tiếp bạc & bạc tiếp.
Cái kết của câu chuyện thứ hai là
một cái kết có hậu khi người khách hàng một tháng sau gọi lại: giới thiệu một
thằng em, chẳng qua là vì câu nói đã được đặt lòng bởi ấn tượng của khách hàng
về một cốt cách của người sales từng tiếp xúc. Để rồi, cả một gia đình sau đó
chỉ biết đến một nhân viên bán hàng để lại một từ duyên trong lòng, do mình tự tạo.
Khách hàng. Họ đến, đi rồi quay lại.
Không phải chỉ vì một món hàng mà còn là một nhân viên.
Nó chốt lại vài gạch đầu dòng như
thế bởi vì nó tin rằng những câu chuyện đời sales với lời kết đẹp & có hậu
vẫn còn rất dài ở dọc đất nước Việt Nam mà nó vẫn chưa thấy & nghe hết.
Không cần quá nhiều, Toyota thôi là nghe đủ quá rồi.
Tự dưng.
Chưa già lại thèm muốn nói với những
đồng nghiệp đã (lỡ) chọn một nghề sales, hãy thử một lần mở mắt thật to lên để
lấy tự tin cho mình thay vì đôi mi kia đã trùng xuống quá nhiều lần.
Chưa già lại muốn viết vài dòng
nhắn nhủ dựa dẵm từ lời của người xưa.
Đạo đức & tài nghệ có thể làm cho một người bình thường trở thành bất
hủ
(W.Shakespear)