Chiến Phan

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Ta bắt đầu lại với tin yêu (2)

Đi rồi về, về rồi lại đi. Từng “đoàn người lữ thứ” cứ thế dìu dắt nhau trên con đường nối từ quê nhà. Miệt mài. Đi mãi. Những con người bị cuốn vào một dòng chảy. Lập nghiệp chốn này hay khởi nghiệp chốn ấy. 
 photo H-22.jpg 
Sài Gòn. 
Bắt đầu rộn ràng từ những buổi trước ba mươi Tết, những con người nô nức cùng tiếng xe, nôn nao cùng đường cũ để về lại quê nhà cho kịp một tối đoàn viên. 
 ngồi khóc ở chiều ba mươi. Một mình. 
Chị em buôn hoa Tết bị “dội” chợ, anh bán dưa ngồi gào la dưa ba ngàn một ký… ngồi ôm nhau khóc ở một chiều ba mươi. Như lỡ làng một chuyến đò ngang 
Rồi những người buôn chợ Tết hay những kẻ buôn nghiệp đời, khóc cười trọn một năm, tranh thủ về một tối, cho bánh mứt đầy mâm, thịt cá với dưa hành, ngập tràn mai đào nở, ở mấy cái khấu đầu tìm kiếm những ước mộng lành với mắn may, khói nhang tõa hương trầm trên bàn thờ ông bà cho kịp một buổi tiễn đưa, lắng nghe phút giao thừa lặng lẽ. Nghe chúc tết trên đài. Khấn thầm. Rồi mọi thứ sẽ qua. 
Sài Gòn. Ngồi lẻ bóng
Trên những con đường ngập lá me bay vắng lặng bóng người qua. Lề đường thiếu những mãnh giấy báo ngồi bê bệt để hớp từng ngụm đắng cà phê như lỡ cất một lời thề. 
 photo 10881582_457188654420360_7973656689996388971_n_zpse05c3168.jpg Thổn thức. Lời tự tình. Đón xuân này thấy khác xuân xưa
Ở những người ôm trong mình mùa xuân cũ đem ra lau chùi sáng bóng như lư đồng giữ trọn đến muôn măm về trong ký ức của đời mình. Cứ mỗi độ xuân về lại đem ra so sánh. Một khi đã biết so sánh là lúc đó ta đã già. 
Nó cũng vậy. 
Đã bắt đầu nhung nhớ một dòng sông…giờ đã lấp, từng trông chờ cạn nước khi dòng chảy lì lợm chỉ còn đúng một khe chảy mãi với hai bên đầy bùn trong suy nghĩ ngô nghê, rồ dại đến phát thèm khi tuổi già đã hom hem. 
Đã bắt đầu thèm nhớ những buổi quây quần quanh ông táo nhỏ để cho ra lò từng chảo mức thơm lừng được ngào đường trắng tinh ở một góc nhà khói đóng quanh năm, mấy tiếng pháo nổ đì đùng ở một tối giao thừa rộn ràng, đánh thức lũ trẻ như báo hiệu rằng xuân đã sang chứ không phải hững hờ ngủ quên chẳng biết xuân đến tự khi nào để thấy lòng nôn nao. 
Đã bắt đầu nhen nhớ xác pháo của những ngày mùng, rải rác đều khắp xóm, ngỏ, làng… cho đến khi cuốn “mùng” nhiều lúc chẳng chịu thôi làm cho mấy đứa nhỏ như nó cứ chèo kéo chẳng chịu “tha” cho xuân qua khi những trò vui vẫn còn chưa dứt, vài viên pháo tàn đốt chưa xong vẫn còn nằm trong túi áo ủ mùi, hửi hương khét lẹt thơm nồng. Ngộ. 
Người ta cũng vậy. Người ta nhắc lại Sào Gòn ở một sớm xuân xưa với “quốc hồn, quốc túy” nghĩ đến phải tự hào khi từng khung ảnh đước nối ghép từ nhiều người từ một thuở Sài Gòn – Gia Định xưa. Những chiếc áo dài khoe sắc thắm ở những ngày mùng, vấn đầu đặt những lời khấn với nén nhang thơm, từng lũ trẻ bịt tai chờ pháo nổ ì đúng ở khắp các ngã đường treo cao. Từng đứa trẻ ở khắp các ngã ùa ra xôn xao sau khi chúc tết ông bà tranh nhau xem đứa nào được nhiều hơn đứa nào tiền mừng tuổi. 
 photo untitled-3-508893-1368788106_500x0_zps7fccd536.jpg 
Sài Gòn thấy vậy thôi ôm ngày cũ. 
Sài Gòn vẫn vậy, không thích những nhớ nhung vì làm ủy mị. 
Sài Gòn bây giờ thích nhìn hiện tại đến tương lai dù rách nát. Mặc. Những con người bị cuốn vào một dòng chảy. 
Sài Gòn vẫn là nơi để cho những cơ hội kiếm tìm (Rồi từ đó những mái đầu trẻ cứ thế ra đi từ bỏ làng quê khi mang theo trên mình những khát vọng lớn lao) 
Sài Gòn vẫn là nơi để che chở những mãnh đời trốn tránh một cái nhìn. Từ quê. (Rồi từ đó những tâm hồn trẻ bị ghẻ lạnh từ những áp lực vô hình tự tạo) 
Sài Gòn vẫn là nơi để an ủi những cuộc sống không biết bến bờ. Bơ vơ. (Rồi từ đó những con người trẻ ngoi ngóp tìm kiếm sự lựa chọn với đam mê để rồi ngỡ ngàng thời gian cứ vậy bước sang ngang, tuổi bắt đầu đếm hàng rát đau) 
Biết vậy nên Sài Gòn có hờ hững với ai đâu. Ấp ôm những mái đầu. Chở che những mãnh đời. Vỗ về những cuộc sống. Rối ren. Để khi xuân sang ta về lại, Sài Gòn vẫn mở rộng vòng tay thì tại sao ta tự kỷ bỏ mặc sự thương yêu. 
Nhủ lòng thôi làm lại, ta bắt đầu lại với tin yêu.
(Ảnh sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...