Chiến Phan

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Khoảnh khắc cuối tuần

Những tiếng khóc lặng lẽ của trẻ thơ gây đau đớn sâu sắc hơn nhiều cơn thịnh nộ của người trưởng thành. (Elizabeth Barrett Browing) 
 photo dad-son-kite-120112_zps1c109c61.jpg
Ở đây không có tiếng khóc lặng lẽ. Ở đây chỉ có tiếng khóc trẻ không ai hay. Trẻ ngồi trẻ khóc, một góc đời trẻ. Khóc từ miếng ăn, khóc đến giấc ngủ, nghĩ rằng trẻ hư, nghĩ rằng trẻ quấy. 
Nó sẽ nghĩ vậy, nếu như không có buổi gặp gỡ ấy. Tình cờ. Một sáng cuối tuần, cái lạnh ngập khắp đường, ai ai cũng biết rằng Giáng Sinh đang đến và Năm Mới chuẩn bị về. Lê thê. Những con người ôm mái đầu trẻ của riêng mình; trong đó có nó, nghẹn ngào về một câu chuyện đang xôn xao về việc trẻ bạo hành lan truyền trên tất cả các phương tiện thông tin để rồi hôm nay bắt gặp ở chốn này. Phòng khám nhi đồng thành phố. 
Đứa nhóc “nếm đòn” nhiều nhất trong vòng tay người ông, áo sơ mi kẻ sọc xám trắng cùng chiếc quần tây đua tranh nhau bạc màu, đang vội bước ra ngoài để né tránh những ánh nhìn. 
Tạm biệt. Thằng nhóc “lì đòn” nói với nó khi thoát khỏi dòng người. Không biết. Chỉ khi em nói: đó là đứa nhóc bị bạo hành, trong khi người ông mĩm cười dạy cháu nói lời chào pha chút đắng cay. Sợ. Sự thương cảm làm vết thương lòng nhiễm trùng xót xa.
Nó nhìn. Thương cảm. Nó nói. Cảm thương. Chung một đề tài. Bàn tán một chuyện. Thấy đâu đấy vẫn là lên án và miệt thị khi bản chất con người bị mất đi, chỉ thấy ánh mắt trẻ thơ lóng lánh trong nụ cười khi được kẹo và như nghe về câu chuyện của ai đâu chư đó không phải câu chuyện về mình. 
Nó nghe. Giận dữ. Nó chửi. Nghiệt cay. Cùng một đề tài. Lên giọng một kiểu. Thấy đâu đấy cảm xúc như một con người đang xét xử một con vật, chỉ thấy ngập ngừng chẳng biết cảm xúc đấy có kéo dài được bao lâu khi nó được tự cho mình là người phán quyết ở tòa án lương tâm lấy lý lẽ con người lên án. 
Rồi sẽ chóng vánh quên đi như một gợn nước lăn tăn tiến gần bờ rồi biến mất trên mặt biển nhiều sóng dữ vẫn còn ở khơi xa? Nghe, nhìn, nói, chửi. Góp một tiếng cho đấy là sẻ chia. Góp đôi lời cho thấy là tôi - người. Ai bảo? 
 photo children-around-the-world-65_zpsceb1e9a9.jpg
Tha thứ là một điều thật buồn cười. Nó làm ấm con tim là và làm mát cơn đau. (William Arthur Ward) 
Đồng tình một phần. Nhưng nó không phải là người được quyền tha thứ giữa một cộng đồng sống tôn thờ chủ nghĩa “ăn theo”. 
 … 
Thời gian qua nhanh như vừa hoàn tất xong câu chửi. Một cảm xúc của ngày cũ vẫn không viết được trọn khi tham lam quá nhiều triết lý lẫn lộn trong xỉ vả để rồi sau từng ấy thời gian ngồi lại, lật bản thảo ra vẫn chẳng thể viết ra cho liền mạch vì nó tự hỏi ta là ai để mà được quyền xỉ vả và ta đã làm gì để được tự cho mình cái quyền lên tiếng với lương tâm hay công lý. Ai tạo? 
Thằng nhóc của những trận đòn ngày hôm qua đã điều trị tâm lý xong chưa? Thằng nhóc của nụ cười và tiếng nói ngô nghê theo lời ông dạy giờ đã thế nào? Ai hỏi? 
Thì thôi! Dòng đời thì cứ trôi. Nghiệt cảnh thì cứ đây. Như gió thoảng mây trôi. Mấy ai ngồi lại. Trả lời: ai bảo? hay ai tạo? 
(P/s: Viết cho cảm xúc của một ngày cuối tuần rã đông vẫn còn xơ cứng)
(Ảnh : Sưu Tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...