Chiến Phan

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Ký sự Nhật – Sự hiếu khách - Hospitality


465f722bebc2c1ade374a034cadf9541
Khi con tàu cao tốc Shinkansen trở về Nagoya bắt đầu lao đi với vận tốc 280km/h, màn đêm nuốt chửng luôn những con sông chảy ngang tách hai bên bờ cây xanh, chỉ còn lại tiếng gió rít bên ngoài như muốn len lõi vào bên trong để lắng nghe câu chuyện của chúng tôi. Takahiro – một chàng trai trung niên, đã kết hôn, khoác trên mình bộ vest màu xanh đen vừa tham dự tiệc cưới của một người bạn trên đường trở về ngủ một đêm ở quê nhà trước khi bắt chuyến tiếp theo vào hôm sau, đã gặp & trò chuyện với nó về nước Nhật.
Đó là sau khi Takahiro hỏi nó nghĩ sao về nước Nhật, câu hỏi cũng làm nó nhớ đến lời nhắn của người bạn Nhật ở Tokyo về việc enjoy Japan. Một danh sách về những con người nó đã gặp trên đất nước mặt trời mọc này lần lượt được trở lại trong câu chuyện trò khi nó trả lời rằng nó chỉ quan tâm đến con người hơn cảnh vật hay bất cứ thứ gì khác ở những nơi nó đến. Người Nhật đầy lòng hiếu khách.
Misaki – cô bé nằm đầu trong danh sách nó kể, vừa tốt nghiệp đại học & bắt đầu làm việc tại AEON Mall được một tháng, là người biết tiếng Anh hiếm hoi được tích lũy từ hai năm làm tại Hawai – nơi chuyển đổi giáo dục phần lớn, thường xuyên giữa Nhật - Mỹ và là nơi mẹ của cô bé đang sinh sống - đã giúp nó một cách nhiệt tình trong việc tìm kiếm món quà tặng cho mẹ mình – trà dành cho người cao huyết áp. Điều đó thực sự là một thử thách thì tất cả sản phẩm đều thể hiện bằng tiếng Nhật. Sự nhiệt tình của cô bé là điều khiến nó ấn tưởng & tiếc nuối khi đi vội trong lúc xe chờ vì nghĩ rằng sẽ quay lại tối đó để lấy đồ cùng với thực hiện phần hoàn thuế. Tối đó, buổi ăn tối thay lời cảm ơn đã trôi qua cả giờ mở cửa.
Cô vali – một người phụ nữ trung niên, với mái tóc dài giản dị được buột gọn, với chỉ vỏn vẹn vài câu tiếng Anh xã giao và giao tiếp với nó chủ yếu qua…google translate, là người đã nhiệt tình hướng dẫn nó làm các thủ tục hoàn thuế sau khi đã nhận ra người khách cũ. Họ vẫn giữ đó những món đồ để lại trước đó hai ngày và chịu khó truy ngược thông tin hóa đơn để làm thủ tục hoàn thuế.
Bác phục vụ - một người phụ nữ cao tuổi, dáng người nhanh nhẹn với mái tóc cắt cao và nổi bật với chiếc đuôi sam, thực hiện việc phục vụ thực khách của nhà hàng nhỏ Ashita Ha - nằm trên con đường mua bán đông đúc cạnh ngôi chùa Osu Kannon - như một con thoi qua lại với việc bưng đồ ăn và châm nước. Phút nghĩ ngơi hay sự chờ đợi khách gọi dường như là điều hiếm gặp...
user827813_pic1110658_14242269421 
Câu chuyện chỉ dừng lại ở chừng đấy người, trước chuyển sang một đề tài khác. Nó nhìn kỹ lại chàng trai Takahiro với mái tóc cắt so le thịnh hành, trong lúc đang ngẫm nghĩ về những điều nó nói. Bất chợt. Hình ảnh của các nhân vật Kikage, Yuichi & Eriko trong một “căn bếp” ngạt ngào hương vị yêu thương, đến Satsuki & Hiiragi soi mình vào “bóng trăng” trong Kitchen của Banana Yoshimoto của nổi cô đơn ghì chặt lấy. Tự hỏi. Có phải bản thân mình đã chạm đến nổi cô đơn này!
Nổi cô đơn của một thế hệ trẻ Nhật Bản bùng nổ với sự nổi loạn trong việc khẳng định bản thân mình từ trang phục (Harajuku, Cosplay), đến suy nghĩ thoát ly khỏi nơi mình sinh sống – sự dịch chuyển từ quê lên phố, từ trong ra ngoài nước Nhật – để lại một lực lượng dân số già chiếm đa số với mang trên mình một nổi tự tôn & phân biệt vùng miền nặng nề, để rồi đến hành động tự phũ định mình – tự sát (Xấu – Natsuo Kirino) hay cuồng tín khi khát vọng tìm một niềm tin để tồn tại (Ngầm – Haruki Murakami).
Nó đã gặp những con người đi từ trong các trang sách nổi tiếng bước ra ở khắp nơi trong các trang phục của riêng mình từ dưới cửa tàu điện ngầm ở Nagoya, đến trên con đường tập nập người đi ở Osaka với những cô gái đứng đường vừa đúng tuổi thanh xuân đẹp nhất, hay cái liếc xéo khó chịu của người phụ nữ trung niên ở Kyoto với những du khách xung quanh – tính luôn cả người Nhật vùng khác – như khẳng định rằng mình là dòng chính thống Nhật đặc trưng, và giờ là chàng trai ngồi trên một chuyến tàu tốc hành Shinkansen.
pexels-photo-139389 
Chúng tôi nói về cuộc sống – đó chính là một trong những điều thú vị của du lịch. Sự thoải mái chia sẻ với người lạ khi đến một vùng đất mới, chính sự “một lần” gặp gỡ là chất xúc tác để giải phóng sự tin tưởng, ta nói thật về mọi thứ. Thường khi. Câu chuyện nó để cho dang dở lúc đề tài chuyển sang triết: Làm sao để sống hạnh phúc? Khi dùng từ destiny để thay thế cho chữ “duyên” diễn tả cho sự gặp gỡ ngẫu nhiên này. Takahiro lấy điện thoại ra là bắt chước nó – lưu lại tên & thời gian của người đi qua đời mình. Lúc đó, đồng hồ chỉ 7h35 giờ Nhật Bản, sớm hơn hai tiếng so với giờ Việt Nam.
(P/s: Tốc ký trên chuyến tàu tốc hành)

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Những kẻ thích số (2) - Con hư lỗi tại cha mẹ, dứt khoát!

dff6113796c86b13f251c2b6e747927d
Toyota Hùng Vương; ngồi trong căn phòng đã chịu đựng nhiều thế hệ đi qua, trước mặt nó là một thế hệ trẻ & mới với ý kiến đề xuất thực hiện một cuộc khảo sát về TFS (Toyota Financial Services) và đối thủ, lấy ý tưởng từ cuộc khảo sát sự hài lòng của nhân viên kinh doanh (sales) của nhà máy Toyota Vietnam (TMV). Nhìn những con số đang nhảy mua tung tăng theo chiều lên về số lượng nhân viên sales của các đại lý; buổi đấy, nó phải nén lại cái thở dài & tức giận thay cho một cách làm chưa tới: khẩu bất đối tâm. 
Sự khuyến khích chí mạng 
Những kẻ đam mê con số, nói mấy lời đại để khuyên phát triển về số lượng nhân viên bán hàng chỉ đơn thuần dựa trên mấy phép tính nhân, chia…ở những lần gặp nhạu gọi là họp. Quên mất hay rối bời quên mất, điều quan trọng nhất trong kinh doanh là lợi nhuận. Cuộc chạy đua về những con số bán miệt mài, mê mãi đến cuộc đua thứ hai về số lượng nhân viên, một gánh nặng chi phí cực lớn đằng sau những con số. Doanh thu và lợi nhuận là khác nhau. Chi phí nhân sự chính là chi phí lớn nhất của bất kỳ một công ty nào. 
Ra vào như chợ, công ty gồng mình lên cho một khoản chi phí tuyển dụng & chi phí vô hình khó định lượng – đào tạo - ở một trong những guồng máy có chất lượng & số người chuyên môn tốt nhất trên thị trường bán xe. Tuyển dụng làm gì – đào tạo làm chi khi chúng ta biết rằng trong số họ sẽ có kẻ ra đi? Và biết rằng trong những người ở lại sẽ có kẻ lại tiếp tục ra đi? 
Máu chảy ra ngoài - sự chia tay sau những ngàn ngày gắn bó thì lúc đó gọi là máu chảy ra ngoài. Đã không biết bao lần, nó gặp lại, chào hỏi rồi ngậm ngùi với người cũ (có cả những con người nó không nhớ hết tên) đã từng sống dưới mái nhà Toyota – những con người được đặt nhiều tên mới bằng tính từ đắng, chát phần nhiều sau khi ra đi để đến với những hãng xe khác. Nếu đấy không phải là sự gian dối, thì đừng bao giờ ra bất kỳ lý do gì để thuyết phục ta rằng việc ta cho họ ra đi đều có lý do – đặc biệt là chỉ tiêu không đạt. Quản lý làm chi, trách nhiệm làm gì để tìm một lý do giải thích cho sự ra đi “gượng”, “ép”. Thôi thì hạ hồi phân giải, cách quản lý và cách nhìn không ai cũng giống ai. Điều quan tâm là chi phí đã phát sinh rồi biến mất vĩnh viễn thay vì hình thành doanh số. 
41e2b2daf817ef7179fcf1a94ac9490e
Sự quan tâm hờ hững 
Một cuộc khảo sát muộn màng. Nếu nghĩ rằng có còn hơn không (kiểu suy nghĩ nó cực kỳ ghét) thì đấy là chúng ta đang thôi miên mình thay vì phải chịu trách nhiệm về điều đã diễn ra. Một cuộc khảo sát như vỗ về con trẻ: không sao đâu, bình tĩnh sống - trong khi chưa hiểu, chưa biết hoặc cố tình bỏ qua hiểu, biết về chuyện đang & sẽ xảy ra. Cuộc khảo sát tìm hiểu về sự hài lòng của nhân viên sales với công việc của mình – tập trung vào mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý, thậm chí là đến cả vị quản lý cao nhất – CEO. Trong tất cả các vấn đề, đang diễn giải để tìm kiếm thông tin rồi thống kê, rồi qui nạp, rồi kết luận… để tìm câu trả lời cho sự tôn trọng có không. Điều đó vẫn là chưa đủ. Ngồi xuống. Hít sâu. Lắng nghe. 
Sales Toyota – những gã nghệ sĩ đường phố đang mắc kẹt ở thế thời. 
Một thế hệ sales cũ đang chùn chân mõi gối – không phải mệt mõi với thể xác của những chặng đường qua, mà tâm thức giằng xé, hình ảnh nhập nhòa vào dòng chảy của thời thế mới. Một thế hệ sales cũ chẳng có được một lời thề trang trọng như lời thề hipporates - nhưng bản thân lại thấy gì đấy như lệ ứa, dòng ngăn, mắt căng cay xè ổ mỗi lần thấp thoáng bóng ở một thời thanh xuân huy hoàng ẩn hiện lúc quay về. Lời thề về một nghiệp sales đặt chữ Tâm làm nền. Buổi ấy, chắc hẳn kẻ sales một thời xa vắng giờ đây nghen ngào đấp mộ thanh xuân huy hoàng, để rồi bóng dáng nhập nhòa trong dòng chảy không còn phân biệt được thuộc thế hệ nào, phân biệt cũ mới ra sao. 
Một thế hệ sales mới đang mõi gối chùn chân – không chỉ háo hức với thể xác rã rời của những chặng đường qua, mà tâm thức rối bời, hình ảnh bóng bẩy nhảy gượng ép vào dòng chảy của thế thời. Môt thế hệ sales mới chẳng có một lời khuyên đủ chất chỉ thấy xung quanh mình quay cuồng với những con số tung bay, “lời hát” hay như chửi, “lóc thịt” bù chi phí, nhìn khách cứ như thù, bạn là chuyện xa xôi. Buổi đấy, chắc hẳn kẻ sales ở một thời thế mới, nghe kể mấy câu chuyện huyền thoại, cũng muôn đổi tự hào, ngắm nhìn dòng đời trôi, thấy huyền thoại đâu không thấy, chỉ xuôi theo cùng một dòng. Kẻ sales ở một thời thế mới thấy sao mình quá lẻ loi. 

7361cf5e6bb23ef564ef11821a5cf254 
Thật ra, ở dòng chảy hiện tại, cũ mới cũng giống nhau đi tìm hai từ: tôn trọng. Không chỉ ở bên trong, mà ở cả bên ngoài, khách hàng chính là chìa khóa. Sales muốn có sự tôn trọng ở đây. 
Nghiệt. Sự quan tâm hờ hững và lời khuyến khích thiếu nghĩ suy, tư duy khoanh vùng ở con số. Tiền hậu bất nhất. Nếu xem đại lý Toyota là con cái. Dứt khoát, con hư là do cha mẹ. 

(Bài viết chỉ mang tính chất cá nhân, hoàn toàn không phục vụ cho việc bôi nhọ, xúc phạm hay bất kỳ mục đích tương tự nào với một cá thể hay tập thể nào)
Những kẻ thích số (1) 
https://chienphan.blogspot.com/2018/04/delight-be-nice-nhung-ke-thich-so-1.html

[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...