Thảm họa là hai từ nó mượn của anh sau khi nghe trong một buổi họp,
mang nghĩa khá tiêu cực để miêu tả bức tranh toàn cục của gã khổng lồ Toyota ở
sáu tháng đầu năm 2016.
Nhưng để tìm kiếm từ khác miêu tả
cho việc tồn kho ngày càng tăng ở quý hai và lần lượt các mẫu xe của Toyota rời
bỏ Top đầu của những dòng xe bán chạy nhất (chỉ có Fortuner & Vios trụ lại
sau gã đứng đầu thuộc về Ford Ranger); thì vẫn chưa tìm được nào khác hơn.
Có thể gọi là khủng hoảng? Điều đó hoàn toàn không
đúng với gã khồng lồ Toyota ở thị trường Việt Nam khi vẫn còn chễm chệ ở vị trí
cao của bảng xếp hạng WAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam). Có chăng
đấy là sự ngủ quên trên chiến thắng dẫn đến những binh thư yếu lược từ mớ ngủ
viết ra, là rồng hay là rắn, nhìn mãi vẫn còn chưa ra.
Những hoạt động tiếp thị nối tiếp
nhau theo năm tháng đi tìm sự khác biệt. Chính sự khác biệt đã gây nên điều đó?
Chiến lược về giá? Theo quan điểm cá nhân, đó là sự phối hợp để tìm sự khác biệt
đầy khập khiễng giữa gã bán và kẻ buôn. Đồng bộ trong thương hiệu, qui chuẩn
nhưng cách thực hiện là hoàn toàn khác nhau với mục đích chỉ để đáp ứng yêu cầu
cơ bản của gã bán.
Kiêu binh tất bại!?
Khi con người ta tìm được lý do để
đổ lỗi thì đó là lúc họ cho phép mình dễ dãi. Hiệu ứng domino về việc bán tháo
diễn ra liên tiếp mặc cho gã bán gào thét bảo đừng, “đừng tự giết nhau”. Sự gào
thét trong tuyệt vọng!
Điều đó quá muộn
màng cho một hiệu ứng đã được báo trước; từ rất lâu rồi, hiệu ứng đó không phải
xảy ra lần đầu
Điều đó quá trái
ngang vì hiệu ứng đó do chính thị trường quyết định. Hiện thực chứng minh rằng
chúng ta – Toyota – đã bị không ít thì nhiều khách hàng bỏ rơi.
Hãy đặt một dấu
hỏi ở đây. Một mối quan hệ hình thành luôn là tương tác hai chiều.
Lần đầu tiên trong lịch sử của
Toyota Việt Nam đã xuất hiện từ GIẢM GIÁ một cách chính thức. Một trong những
ưu điểm của Toyota; giá trị bán lại đã ít nhiều bị lung lay.
Nó không phải là một chuyên gia để
đưa ra một đánh giá thị trường nhưng là một gã đang sống dưới mái nhà này. Ngẫm
nghĩ, nó cũng cần phải góp vào đó một tiếng nói chung để (tự) nhắc nhở một điều
sau “thảm họa” vừa diễn ra: Chúng ta –
Toyota – rút ra được điều gì!?
Để trong những tháng ngày sắp tới
của năm 2016, gã bán – kẻ buôn đang hừng
hực tinh thần cho một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục, không phải loay hoay trong
những kế hoạch vá víu chỉ là để giải quyết vấn đề phát sinh hiện tại của cái gọi
là chỉ tiêu. Như bao lần, Chỉ tiêu - hãy để nó tự đến chứ không phải đi tìm.
Tinh thần thôi sẽ là chưa đủ nếu như vẫn một cách làm cũ.
Nó nôn nóng tham gia & mong
chờ một sự đổi thay từ những nguồn năng lượng hừng hực, phát ra từ ba cực chính
của Sài Gòn tỏa ra hai hướng về phía Đông & phía Tây để hội nhập của khu vực
phía Nam, cho chiến dịch INNOVA 2016 sắp bắt đầu ở những cuộc gọi nhận được.
Một lần nữa, theo cá nhân nó, để
đấy không phải là một chiến dịch (thực & ảo) bắt đầu tưng bừng rồi chìm vào
quên lãng. Hãy nhớ đến việc khách hàng đã bỏ rơi ta, giờ là lúc ta góp nhặt lại sự yêu thương
đã từng bị đánh mất … từng ngày và chẳng có lý do gì để không bắt đầu
từ những khách hàng đang còn ở bên ta. Họ xứng đáng nhận được sự sẻ
chia từ nguồn năng lượng tích cực đó đầu tiên!
(Bài viết chỉ mang tính cá nhân, hoàn toàn không phục vụ cho việc bôi nhọ, xúc phạm hay bất kỳ mục đích nào tương tự với cá thể hay chủ thể nào)
(Ảnh sưu tầm)
(Ảnh sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét