Đặt tựa bài, thấy nghiêng ngã vì những mặc định suy nghĩ rằng tuổi nào cũng dễ dàng bắt chuyện giống nhau. Nhớ. Bao chuyến xe người nói cười rôm rả, chả phân biệt trẻ già ở những con đường xuôi ngược quê với thị thành khác nhau ở mấy chặng dừng. Giờ. Bao chuyến xe người đeo khẩu trang, kẻ ngủ lịm, lắc lư ở mỗi chặng đường qua trông chờ một điểm cuối chẳng buồn nhìn đến mặt nhau một lần.
…
Sân bay, đến sớm trước tận 4 giờ ở một buổi đất trời Huế không giá lạnh, chỉ bàn bạc phũ mõng vài cơn gió đông.
Nó ngồi nhấp vài ngụm café pha sửa để dậy mùi. Người tình tóc bạc ngồi đối diện chăm chú nhìn nó vừa nhấp café vừa ngồi huệch hoạc những con chữ trên mấy mãnh giấy con. Một cặp vợ chồng ngồi cạnh rộn ràng, nồng nàn trò chuyện như tình son.
Ngó qua được vài trang sách, nghe người tình hỏi người phụ nữ trạc bốn mươi ngồi cạnh mấy giờ bay rồi như gió lay cành lá, bắt sang mấy chuyện về thăm đất Huế tìm kiếm mấy đồng hương. Phú Vang hay Vĩ Dạ. Dễ dàng.
Người đàn ông gương mặt hốc hác, bắt đầu nở nụ cười rồi tham gia vào câu chuyện của hai người phụ nữ lúc nào không hay. Quẩn quanh vẫn là giờ bay và mấy ngày về thăm quê. Bánh dày thơm mùi nếp mới với đậu xanh vừa chín được mang ra mời, nó tham gia chén sạch bởi cái hương nếp, mùi đậu và tình người hiếu khách.
Sân bay, còn lại hai giờ chờ bay ở một sân bay lưa thưa người không vội vã.
Hai vợ chồng chào tạm biệt để chuẩn bị cho kịp giờ bay để lại nó về câu chuyện kể lúc người đàn ông đi vắng.
Nụ cười người phụ nữ như mất tăm với câu chuyện khao khát được làm mẹ. Một lần. Hai kẻ vừa dở dang chuyến đò tình gặp lại nhau sau một thuở thiếu thời yêu nhau bị cấm cản; đâu đó vì lý do cùng dòng tộc với bà con đã qua ba, bốn dòng.
Giữa đất trời mong manh, mây như chết lặng.
Ánh mắt của người phụ nữ khát khao một đứa con ấy vẫn còn, dùng dặn nghĩ chuyện nuôi cháu, dứt khoát bỏ ý định con nuôi vì…sợ. Thế sự khó lường. Chưa kể chuyện con em, con anh. Nhưng đâu đó trong tận cõi lòng luôn có cả lý do để giữ chân được người đàn ông đang nói tiếng yêu mình.
Máy bay lên ở giữa tầng không. Người tình bắt đầu nói về một gã ngoại quốc đang giúp người phụ nữ lấy đồ.
Nó bắt chuyện với người tình trong sự xấu hổ của mình khi nói về sự khác biệt trong văn hóa Việt - Tây. Người tình nhìn nó chẳng hiểu gì qua mấy tầng không mây trơi lơ lửng.
Nó nói về đoạn đường xe đưa ra máy bay, chỉ cách vài trăm mét nhưng gã thanh niên vẫn mặc nhiên ngồi chễm chệ trên ghế khi những người phụ nữ và trẻ nhỏ vẫn kiếm không ra chỗ ngồi. Điều khiến suy nghĩ không chỉ ở gã đàn ông đó mà có cả sự im lặng của người nhìn xung quanh, tính luôn nó.
Người phụ nữ đâu đó nhỏ hơn người tình vài tuổi ngồi cạnh cửa máy bay, kéo khẩu trang xuống nói về một chuyến xe đi cùng cháu. Người phụ nữ tóc cũng phai màu sương gió phải nghẹn lời vì hai cô gái trẻ khi đứa cháu nhao nhao đòi một chỗ ngồi: chỉ còn vài trăm mét với ánh mắt khó chịu nhìn người phụ nữ đang tay xách nách mang.
…
Có phải vì khi đã già, sẽ khiến con người ta bớt nghi ngại?
Có phải vì khi còn trẻ dại, sẽ khiến con người ta bớt dè chừng?
Hay vì cuộc sống ở thời kỳ tối tâm quá người với người sống chẳng dám tin nhau?
Chắc có lẻ giấc mơ “Về lại nguồn cội” của gã nhạc sỹ Tiến Luân ở nơi “trời bao la, đất bao la, chim trời bay khắp nơi chan hòa” vẫn chỉ là mộng mơ khi “từ quê lên phố đang chờ ta trở về” trong lặng im?
(Ảnh: Sưu Tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét