Cuộc sống bị lột trần qua con chữ!
Sài Gòn vào hạ, mây trôi lả tả như tranh trẻ vẽ tay ngệch ngoạc, nắng hạ tìm về, rực rỡ tô điểm cho bầu trời. Nó dừng xe ở góc ngã tư, biển xanh biển Lý Tự Trọng đập vào mắt, dội lên câu nói của gã Cộng Sản ngày ấy “con đường của thanh niên là con đường của cách mạng, không có con đường nào khác. Chính trị thu hút đàn ông. Nó biết điều đó, nhưng không phải hôm nay vì bản thân có một cái hẹn.
Quán Yoshinoya nằm ở lầu hai, thang máy rít ầm khi lên, không gian quán mở rộng qua các ô cửa kính như thể đại dương mênh mông ở phía chân trời rực nắng, chất liệu gỗ thông chạy vòng khắp quán, từ bàn ghế cho đến quầy bếp thiết kế mở.
Anh đến trước chờ, sau tin nhắn rằng đi bộ đến, thong thả đến tự do. Nó nở nụ cười và gật đầu chào, đằng sau lớp khẩu trang, một chòm râu điểm bạc nuôi dài tính từ lúc gặp anh ở chiều cuối năm trước, quắc thước như một vị giáo sư già đằng sau lớp kính cận, phong thái nhẹ nhàng như người nghệ sĩ vừa tìm được cảm hứng sáng tác của riêng mình.
Anh là một đồng nghiệp cũ nơi Tài Chính Toyota Việt Nam (TFSVN), từng là một người thầy về kiến thức chia sẻ về tín dụng, giờ như là một người bạn trong cuộc sống như biểu đồ hình sin nhân tạo. Nhiều danh từ để miêu tả mối quan hệ của cả hai.
Nó gặp anh, chăm sóc một mối quan hệ, để tiếp “lửa” trong mỗi lần mạn đàm, thi vị như thể đang xem một vũ khúc đặc sắc, tấu nhạc với ngâm thơ. Đời thường, cả hai thoại, theo quan điểm từng người, biện dẫn và luận chứng, đơn giản và nhẹ nhàng, thư thái và bình tâm.
Nó luôn chủ động nhắn anh, dài dòng khi bắt đầu, bộc lộ điều trúc trắc, kiểu như gã viết chữ miêu tả lại một đoạn văn dài, ôm đồm chi tiết, tiết chế ngôn từ vì sự khô cằn nằm trong cảm xúc.
Cuộc sống bị lột trần qua con chữ. Đó không hẳn là trạng thái tự dưng cơm, áo, gạo, tiền hay mấy thứ người đặt tên “cõi tạm” cướp sạch những cảm xúc ngập tràn để viết, gõ những dòng chữ miên man như suối nguồn bất tận, tìm đến như bao lần, giờ thì khác hẳn, cảm xúc với ngôn từ trốn biệt tâm, tính từ thì mất hút, trạng từ thì trôi đâu chẳng rõ.
Tất cả là một khoảng không, chẳng cao chẳng thấp, chẳng bằng phẳng cũng chẳng gồ ghề ở một sự chênh vênh, như thể đất bị xâm ngập mặn, chờ tháo nước, rửa mặn khi chờ quá lâu rồi nguồn nước từ thượng đổ về nhiều gây lũ, lại để lại phù sa sau mỗi trận qua. Bát ngát và thanh bình.
Lòng vòng chẳng rõ một lối ra, ngỡ đứa con của Nam Cao, một văn sĩ Hộ tự thoát ra, cười khì trước nó. Chợt nhớ, thời sự tin đưa, học trò lớp mười hai vừa thi tốt nghiệp một đề văn cũ, truyện Vợ Nhật của Kim Lân. Như thể hai gã nhà văn cùng thời, xuyên không gặp nó trong một khoảnh khắc của chơi vơi.
Chúng ta chỉ có một số ngày!
Mạng internet đầy các lời khuyên tìm kiếm nguồn sức mạnh tinh thần: Tập trung vào mục tiêu của mình, học hỏi từ những người thành công, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, tìm kiếm niềm đam mê, tìm kiếm sự cân bằng. Trong trời nắng hạ này, nó đang tiếp cận cách học hỏi từ những người thành công.
Định nghĩa về thành công của nó; đó chính là sự thoải mái từ tinh thần đạt được của anh, thư thái và nhẹ nhàng. Ở tuổi bắt đầu đi qua ráng chiều triền dốc cuộc đời, vật chất chật vật theo thang đo lấy người làm trọng, sức khỏe duy trì khi nhận ra “bẽ gãy sừng trâu” không còn nữa, tinh thần nhào nặn với trang viết lấy chất liệu từ cuộc đời, mỉa may, chất liệu giờ như thấm độc, nhiễm trùng, cứ phải mổ xẻ, cắt đi phần nhiễm độc, loay hoay tìm cho ra mấy phần lành lặn để viết cho lành, cho mạnh lại phải cho gần.
Gặp anh, trao đổi nhiều thứ. Từ cuộc sống, suy nghĩ của một người cha, quanh quẩn với mấy đứa con mình trong hành trình khôn lớn đó, phải có những lần đưa ra quyết định, có vội vàng làm lỡ làng con đường trẻ hay nhọc nhằn rồi dối lòng quẳng gánh lo đi.
Yêu thương và yêu thương nhiều hơn nữa. Gốc rễ vấn đề là ai cũng sẽ ra đi vì chúng ta chỉ có một số ngày như thế. Anh dặn dò.
Trao đổi về một đời công bộc. Vì nếu trăm năm là hữu hạn, tính ra thì chúng ta chỉ có từng đấy bao nhiêu ngày, thấy giống đời thường, tư dưng khoác lên những lớp áo mới, làm phức tạp nó lên trong những lớp vải mõng dày chỉ để che thân, đẻ ra những mô hình, dựng lên nhiều khái niệm, để rồi giam mình trong lý thuyết của tự do. Đời người có tự do như là hơi thở!? Anh cứ tuôn trào mạch cảm xúc.
“Tất cả như trần truồng trước anh” Nó cười, đưa ra nhận định của riêng mình, khi ngồi trước anh, phản biện và đồng tình.
Tất cả cũng chỉ là một câu chuyện cũ, một đề tài cũ, nhưng mỗi lần gặp nhau, trao đổi lại thì càng thấy hấp dẫn hơn, tinh thế và sâu sắc hơn theo chiều hấp thụ từ cuộc sống. Lửa lại cháy, ngồi viết lại như một sự cảm kích trước một vị thiền tu, chờ một ngày “thoát xác” nhìn nhận cuộc sống như anh, nhẹ nhàng và thư thái, chân ái đến cực cùng về một cuộc sống hóa thinh không, hữu hạn trong một số ngày, chúng ta đều gặp nhau ở điểm cuối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét