Phú Mỹ Hưng, Sài Gòn, 2013
Olivier sống lại chắc hẳn rất ngạc nhiên, nơi vùng đất quận 7 nằm rìa, từng được thiết kế là hồ chứa nước khổng lồ giữ cho đất Gia Định chống ngập lụt, giờ đã trở thành một đô thị mới - đô thị Phú Mỹ Hưng.
Đất trũng, đồng sâu được bồi đắp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã thu hút tầng lớp trung lưu của Sài thành và nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc đến sinh sống ở đây, dẫu có gây thất vọng mỗi khi con nước lên xuống của mấy đợt triều cường làm nhọc lòng người lữ khách ngang qua hay người sống ở đây buông ra cái thở dài ngao ngán.
Mọi thứ cần nền tảng; mọi vấn đề đều có căn nguyên.
Đến họp vào một trời cuối năm. Công ty TNHH Một Thành Viên chi nhánh Toyota Phú Mỹ Hưng (thường được gọi là Toyota Phú Mỹ Hưng) tham gia vào mái nhà Toyota ở năm 2020, đang chuẩn bị tiếp đón sự chuyển giao thế hệ quản lý của Tài chính Toyota và bài học bản thân rút ra chẳng thể nào quên về “kiêu binh tất bại”
Tôi kéo màn che lên để nắng chiều lẻn vào, tỏa phần nhiệt cuối ngày như kết nối giữa bên trong và bên ngoài. Cuộc họp tổng kết cuối năm diễn ra ở một căn phòng theo kiến trúc thường thấy của các đại lý Toyota nằm ở tầng trên, nhìn xuống con đường Nguyễn Văn Linh đang nhộn nhịp người qua lại.
Chúng tôi ngồi ở phía đối diện, đấu lưng với đường. Tôi ngắm nhìn sự thay đổi ở thượng tầng Tài Chính Toyota.
Một CEO người Nhật đã gần lục thập lai hy, dáng thấp người nhỏ, thoáng gì đó nhọc nhằn, khắc khổ trong dáng đi hơi gù và đôi mắt đã híp lại như thể cuộc đời đã quá nhiều lần phải nhắm nghiền mắt đăm chiêu, hoặc cũng có thể là những con số từ nghiệp nghề kế toán đã vương mang đến tận giờ.
CEO đời thứ 3 - Hiromi Ito theo nhẫm đếm. Năm năm đầu tiên trôi vèo như một hơi thở, mọi thứ đã bắt đầu đổi thay như một người yêu giận hờn buông một câu “đâu ai chung tình được mãi” tính từ lúc bắt đầu.
CEO đời đầu tiên - Mark Ramsay, một anh chàng người Úc trẻ so với chức vụ, ánh mắt mang màu xanh lục bảo, gương mặt toát lên chất thực tế và thực dụng của người Tây trong cách làm, đã xây dựng cùng với đội ngũ của mình những nền móng đầu tiên vững vàng về pháp lý và bài bản trong vận hành. Một trong những kỹ năng mềm tôi thật sự ấn tượng ở chính anh chàng này chính là kỹ năng làm file thuyết trình.
Từ nơi áp mái của của một góc văn phòng nhà máy Toyota được sẻ chia, họ viết lên câu chuyện về một tài chính Toyota Việt Nam trên mảnh đất hình chữ S.
Họ - theo cách nhìn nhận của bản thân tôi, đầu tiên phải kể là bốn người đứng đầu quản lý. CEO đầu tiên cùng ba người còn lại (tôi thường đùa gọi là tứ trụ triều đình) xây dựng cùng một đội ngũ không thể bàn cãi về năng lực, tôi may mắn và tự cho mình năm trong đội ngũ “không bàn cãi” này. Bỏ CEO người Úc này ra, còn lại ba
Một giám đốc tín dụng - Trương Văn Rong - người đã từng viết nhiều ở chương trước, anh là người đã tìm hiểu thiết kế sản phẩm; đồng thời cả quy trình vận hành cho guồng máy của một hồ sơ vay từ lúc thẩm định, giải ngân đến cả khi thu hồi nợ.
Một quản lý phòng Sales và Marketing - Hồ Thị Ngọc Hương - chị là người am hiểu nhất về Toyota Việt Nam nhất với gần nửa cuộc đời theo định nghĩa Y Vân đã gắn bó với nhà máy Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý Toyota lúc bấy giờ trong tổ chức của tài chính Toyota lúc bấy giờ; tôi sẽ kể sau. Nền văn hóa Toyota đã thấm vào từng thớ thịt, sự quyết đoán nằm trong máu đã cấu tạo nên một con người mạnh mẽ, nhạy cảm luôn đón nhận sự đổi thay với một bề ngoài mỏng manh.
Một quản lý cả bộ phận kế toán - tài chính, nhận sự và IT - Lê Ngọc Linh - chị như là một người đàn ông nằm trong thân xác phụ nữ, sảng khoái trong giao tiếp của mình, đôi khi lại thèm như một đứa trẻ được vỗ về. Tôi cứ hay chọc ghẹo trong cách gọi “bé Linh” dù khoảng cách của tuổi đời tính bằng chục năm. Chị cười ở mỗi lần trêu ghẹo. Một gã đàn ông đôi khi co mình lại như đứa trẻ thích gì đó nhẹ nhàng, ấm áp khi công việc đang làm đầy ắp những sự khô cứng. Chị là người đầu tiên dừng lại và bước xuống con tàu TFSVN ở một trời lất phất mưa bay, để rồi nhiều năm sau đó gặp lại chị bước lên những con tàu của con người trẻ đầy ắp nụ cười, ngô nghê và ngông nghênh. Tôi và chị chắc giống nhau ở điểm chung này - thích những tâm hồn trẻ như thể con người ta đã có quá nhiều nghĩ suy, muốn tìm về gì đó giản đơn và trống rỗng như mâu thuẫn “nhiều khi muốn một mình nhưng sợ sự cô đơn”
Tất cả họ rất khó tìm điểm chung; đấy chính lại là điểm xuất phát đầu tiên để phát triển. Tranh luận để phát triển. Sự khác biệt trong quan điểm cá nhân là cơ sở đầu tiên để thảo luận, tiếp đến là lập trường và cuối cùng là sự thống nhất. Hầu hết với thằng nhóc như tôi mới bước vào đời, nhận thấy tất cả đều mâu thuẫn từ trong công việc phần nhiều.
Tứ trụ triều đình bị gãy. Gã CEO người Úc về nước sau khi kết thúc một nhiệm kỳ như cách quản trị của tập đoàn áp dụng lên ba mươi ba nước; ba mươi ba tổ chức tài chính Toyota trên khắp thế giới.
CEO đầu tiên người Úc về Nhật, tiếp nhận một công việc mới theo sự phân công của tập đoàn.
It's NOT Goodbye!
I can see the pain living in your eyes
Đêm của những gì còn lại
Seventeenth Saloon đón nhận một year – end party sớm cùng những thành viên dưới một mái nhà TFSVN, nồng nàn những con tim đang rung lên những nhịp đập khác nhau, sâu lắng cùng những giây phút cảm xúc bày tỏ những sẽ chia với một người tên gọi Mark Ramsay – được biết đến như CEO đầu tiên của TFSVN, một người sắp ra đi khi kết thúc một nhiệm kỳ trong cái se se lạnh của gió bụi Sài Gòn báo hiệu cuối năm đang về.
Với công ty: him đã hoàn thành một nhiệm vụ, một trách nhiệm và ra đi để tiếp tục công việc của tập đoàn ở một nơi khác xa xôi – không phải là Việt Nam. Điều đó cũng đồng nghĩa đón chào một người mới. TFSVN lại như một con tàu cứ chạy mãi về phía trước lúc này. Có quên không một người đã dừng lại, có nhớ không một người bạn đã đồng hành? Có quên, có nhớ cũng thế thôi. Công việc không nhớ người, chỉ người nhớ công việc mà thôi. Đợi chờ gì.
Với những người đồng nghiệp, him để lại cho mỗi người những cảm xúc khác nhau. Vui có, buồn có, điên có và uất ức cũng riêng mang, nhưng tất cả giờ trở thành một kỷ niệm cho cá nhân mỗi người, não bộ xếp những giây phút ấy vào một vách ngăn nào đó đợi chờ. Không xác định.
Với tôi, he’s coming home straight after work như một gã đàn ông trưởng thành đầy trách nhiệm với gia đình mình. Vài lần trò chuyện, đôi lời chia sẻ những cảm xúc hiếm hoi về cuộc sống him, có ánh mắt nào rạng ngời khi nói về đứa con mình. Cha mẹ nào không thế. Biết thế nhưng vẫn thấy ánh mắt tự hào về một hạnh phúc ngọt ngào. Bình dị thôi nhưng không gì mua được.
And I know how hard you try
Không chỉ là một người mà là tất cả
Đều thấy ở him một cố gắng hòa nhập:
Với một đất nước xa lạ cùng một nền văn hóa khác xa, những cảm giác sợ hãi lúc ban đầu giờ trở thành một nỗi niềm vấn vương giữ lại. Không bớt đi mà chỉ thấy dân tràn. Ngổn ngang tâm trạng.
Với một tập thể nhiều biến động của giai đoạn mới hình thành, cánh chim đầu đàn luôn chịu gió tạt phần lớn để che cho những cánh chim sau bớt đi phần nào dẫu biết rằng có thế thôi vẫn là chưa đủ. Chưa đủ rộng để bay đi tiếp, chưa đủ dài để vươn ra che chở cho những cánh chim cùng đàn bay về một trời Nam xa vắng. Him cùng những con người nơi TFS cứ lặng lẽ “bay”, có vài cánh chim rớt lại trên đường đi, cũng có con đuối sức nương nhờ một con nào đó trong đàn bay tiếp về một hướng đi xác định. Nhọc nhằn.
Người đi - kẻ ở, bao giờ dừng lại không biết, chỉ biết một điều với những người còn lại him nhớ tên từng người như bài học giao tiếp vỡ lòng (nhiều người học mà biết được mấy ai thuộc bài). Dẫu rằng ngọng nghịu, âm đọc khó trôi vậy mà dần dà cũng nhớ tên tất cả, bỏ qua ngại ngùng đọc tên trong trí nhớ.
(P/s: Gửi tặng Mark RamSay - TFSVN's ex-CEO)
(Bài Viết đã được đăng trên tạp chí TOYOTA)
(P/s: Gửi tặng tứ trụ triều đình của TFSVN - TFSVN’s ex-GM; TFSVN’s ex-credit director; TFSVN’s ex-CFO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét