Chúng tôi đi bộ lên lầu bốn của chung cư Thuận Kiều, dọc theo cầu thang ngập rác, tôi va phải nhiều vật dụng không biết là gì vì ánh sáng trở nên khan hiếm ở nơi đây, chỉ nhờ vào ánh sáng đèn đường len lỏi vào ở những ngã rẽ. Những âm thanh lạ phát ra ở cuối hành lang, nghe cứ như tiếng người xì xầm vì sự xuất hiện của người lạ của những người ở chung cư thường thấy nhưng khi tôi ngoái đầu lại thì tuyệt nhiên không có bất kỳ một ánh sáng nào cho thấy có người sinh sống tại đây.
Chị dừng lại. Tôi thấy số bốn lẻ bảy xuất hiện bên cạnh cửa. Lớp cửa sắt nằm ở phía ngoài cánh cửa gỗ phía trong, phía trên là một chiếc bát quái thường thấy ở những căn nhà của người Hoa. Điều đặc biệt là trên cánh cửa gỗ có hình một chú sư tử ngậm một chiếc khoen tròn như kiểu thường thấy ở các căn nhà trong phim Trung Quốc.
Chị nắm lấy chiếc khoen gõ bốn cái rồi dừng lại, sau đó gõ tiếp ba cái. Tôi nhận rõ một nhịp dừng cố ý giữa hai đợt gõ cửa. Một người đàn ông từ phía sau cánh cửa xuất hiện bước ra mở cửa cho tôi và chị vào.
Tôi thật sự choáng ngợp với bên trong căn phòng. Đó là một căn phòng khoảng 60 m2 được thiết kế cực kỳ hiện đại, hoàn toàn đối lập với bề ngoài cũ kỹ của chung cư Thuận Kiều. Bộ salon dài màu xám hình chữ L nằm chễm chệ giữa phòng khách bên phải cập sát tường, một chiếc bàn bằng thủy tinh đặt giữa nhà, phía sau là một bộ bàn ăn với mặt bàn bằng gỗ với bốn chiếc ghế bằng sắt sơn đen, ngăn cách giữa “lửa” và “nước”. Phía bên trái của bàn ăn là khu vực rửa chén với kệ tủ chạy dọc phía trên kéo dài sang cánh phải với khu vực bếp nấu.
Nằm phía sau khu vực bếp là toilet được che hờ bởi một tấm rèm, tôi đoán vậy, vì phía bên phải cửa vào là một căn phòng ngủ với giường được tạo thành từ chín khúc gỗ vuông to xếp cạnh nhau với lớp nệm được phủ tấm drap trắng phủ lên, trên tường là một bức ảnh của một cặp vợ chồng. Ảnh cưới đen trắng của một cập vợ chồng, cũng là chủ nhân của nơi này, lúc này đang chuẩn bị một ấm trà mời khách.
Điều tôi đặc biệt chú ý, chính là cánh cửa nằm đằng sau chiếc TV được đóng kín mà ban đầu tôi cứ nghĩ được thiết kế nhằm tạo điểm nhấn nhưng không phải, vẫn còn một khoảng trống giữa phòng ngủ và toilet. Tôi bị thu hút bởi khoảng đen phía dưới kệ để ti vi trong lúc tìm hiểu có phải là thiết kế cố tình tạo điểm nhấn hay không nhưng không thể nhìn thấy được phần bên dưới của cánh cửa trong khi bề ngang của chiếc kệ chỉ nửa mét.
Một cảm giác khó tả bắt đầu chạy dọc sống lưng khi cảm nhận có điều gì đó bất thường bên phía dưới chiếc kệ. Cảm giác giống như ai đó đang quan sát mình từ bên dưới chiếc kệ cửa. Hai đốm sáng phát lên trong khoảnh khắc tối khiến tôi giật mình. Roẹt! Từ bên dưới chiết kệ phóng ra một con robot hút bụi làm tôi giật mình.
Chị ngoắc tay ra hiệu lại ngồi cùng mình ở ghế salon khi nhìn thấy tôi đứng như trời trồng. Cử chỉ của chị cho tôi biết đây không phải là lần đầu chị đến đây.
Chủ nhân của căn phòng đã quay lại với bộ ấm pha trà.
Cô ba thưởng thức món trà này nhé! Gã đàn ông trung niên trong thân hình mãnh khảnh, dấu đôi mắt phía sau lớp kính cận, đang mở một nụ cười tinh quái trong lúc rót trà. “Cô ba”? Lần đầu tiên tôi nghe một người gọi chị như vậy. Tôi có cảm giác như mình quay trở lại quê nhà, nghe những người hàng xóm lớn tuổi gọi nhau bằng thứ tự, nhưng ở đây chị còn quá trẻ so với cách gọi này ở thời hiện đại.
Gã đàn ông dùng nước sôi trong bình thủy tinh rót qua hết bốn chén trà trong lúc nói một cách từ tốn. Gã đàn ông bỏ một nhúm trà vào một bình trà bằng đất nung (thật sự với kiến thức hạn hẹp của mình tôi hoàn toàn không biết sao cái bình trà đó lại nhỏ & tạo hình như vậy cho đến sau này tìm hiểu mới biết đấy chính là Ấm Tử Sa dành chuyên cho việc uống trà).
Gã đàn ông đổ nước sôi vào rồi rót ra một cái phễu rất nhanh ra một cái bình bằng đất nung lớn không có nấp đậy. Gã đàn ông lắc nhẹ khuỷu tay để xem chiếc đồng hồ Rolex bóng loáng, rồi chưa đến một phút rót ra các tách trà.
Đúng bốn tách trà. Tôi không còn xa lạ với kiểu châm trà này kể từ khi gặp chị. Trong căn phòng bắt đầu có cuộc giao tiếp không chỉ ba người chúng tôi.
Chị cầm đón lấy tách trà từ tay anh rất từ tốn. Họ giao tiếp với nhau bằng hành động với tốc độ vừa phải. Tôi nhấn mạnh là vừa phải nếu không nói là chậm hơn so với tốc độ bình thường. Ở đây, tốc độ bình thường được xem là nhanh.
Chị đưa chén trà ngang mũi, hít nhẹ. Sau đó từ từ đưa đôi môi nhấp một ngụm trà, giữa không gian im ắng đó, tiếng nhạc của Beethoven trỗi lên từ cặp loa đằng sau được điều khiển từ xa. Tôi cảm giác có gì đó “chổi tông” giữa truyền thống & hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây.
Cám ơn anh! Chị gật đầu nhẹ nhàng một góc mười lăm độ, rất khuê các.
Em cũng thưởng thức đi! Chị hướng mắt về phía tôi. Không phải ai cũng có được cơ hội thưởng thức trà quý Thiết Quan Âm này! Tôi thật sự không hiểu gì cả, cũng bắt chước chị đưa mũi ngửi rồi nhấp ngụm trà. Thật sự với kiến thức thiếu thốn về trà, tôi chỉ có thể phân biệt được là uống khác biệt hoàn toàn so với trà thường, ngoài ra chẳng có thể rút ra đánh giá gì thêm.
Cậu này là người được chọn à!? Gã đàn ông bắt đầu đón lấy những tách trà vừa uống xong, rồi lại tiếp tục các thao tác cũ, rót nước sôi bình, canh đồng hồ rồi rót nước trà ra chung lớn.
Chị gật đầu trong lúc lấy điếu thuốc đưa lên môi mình và châm lửa. Sau cái gật đầu đó, gã đàn ông quay sang tôi nở một nụ cười thân thiện.
Chào em, anh xin tự giới thiệu. Anh là Cảnh Thụy Du, hậu duệ cuối cùng của Thất Phủ Sài Gòn.
(Ảnh: Sưu Tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét