Ra đường hỏi trẻ, về
nhà hỏi già. Nó rút
ra điều đó sau nhận được lời khuyên của các bạn trẻ đã gặp và bằng cách hòa
mình vào để hiểu cuộc sống nơi đây – thành phố Suwon, quận Seocheon-dong; mọi
thứ bắt đầu từ chuyện giản đơn:
(1) Ăn, ở - theo đúng nghĩa đen là: ký túc xá
dành cho du học sinh và khách sạn dành cho du khách vì giá cả hợp lý. Ký túc xá
có sẵn máy giặt, máy sấy, bếp từ, lò vi sóng tất tần tật, khách sạn giá rẻ hơn
Việt Nam với cùng loại sao, miễn là chịu đi…bộ vài cây;
- theo như nghĩa bóng: một lời chào & lời
cám ơn là cần thiết; cái cúi đầu của người Nhật bắt gặp ở nơi đây (có phải là sự
ảnh hưởng bởi sự đô hộ một thời gian dài của Nhật – đất nước vẫn còn đang trả
món nợ lịch sử cho những người phụ nữ còn sống sót; đã được nói đến trong phim
I can speak?)
Đấy là nói chuyện ở, giờ thì nói chuyện ăn.
Vì là người có đường ruột yếu, việc chấp nhận
những món ăn mới là một điều chẳng dễ dàng; ấy vậy, phải công nhận rằng kim chi
là món ăn kèm cứu cánh cho các món ăn Hàn (nếu không quá ngọt, ngậy thì cũng
cay xè – từ những món đã ăn), nên nếu không biết ăn kim chi thì đừng đến đây.
(2) Đi lại – bằng hai phương tiện chủ yếu xe buýt
và xe điện ngầm là lựa chọn tiết kiệm, tối ưu hơn với thẻ dùng theo tháng. Lời
khuyên của những người đã từng đến đây vẫn còn nguyên giá trị.
(3) Hớt tóc – Tamasi – một hiệu tóc đối diện
trường học, có giá ưu đãi dành cho sinh viên. Word of mouth phát huy hiệu quả
qua sự tang bốc của anh chàng sinh viên & sự đồng cảm với một người mới đến
từ tiếp tân đến người thợ; không cùng chung một ngôn ngữ, đã giúp vượt qua được
nổi sợ (cạo đầu) của nó và bắt đầu thử điều mới, thả lại câu nó hay dùng: hãy
làm sao để quay trở lại!
Trong không gian của tiếng nhạc jazz, ly café Americano
được tặng miễn phí trong lúc chờ như nước lã làm nó nhớ café quê nhà ngon nhất
thế giới, đặt quyển sách xuống, ngắm xung quanh mình – tuổi trẻ; như đánh thức
những đặc điểm của tuổi thanh xuân đã ngủ quên, ngồi lại chuyện trò như chuyện
mới hôm qua (không giống mấy thể loại ngôn tình ca ngợi thanh xuân với những lời
khuyên sáo rỗng mâu thuẫn với nội dung như Anh có thích nước Mỹ không – Tần Di Ổ
Hay Năm Tháng Vội vã – Cửu Dạ Hồi).
Nó viết lại đặc điểm của thanh xuân qua những
người đã gặp, theo cách của riêng mình. Họ là những con người trẻ:
(1) Nhiệt
tình luôn nằm trong máu chưa pha. Cô bé dáng người nhỏ nhắn, nụ cười nở nhẹ
trên gương mặt được trang điểm cẩn thận (như tất cả hầu hết những người nó gặp
nơi đây cả nam lẫn nữ, thời tiết mát mẻ phú cho làn da trắng làm nền lý tưởng
cho một gương mặt điểm tô) cố gắng sử dụng vốn tiếng Anh ít ỏi của mình để hướng
dẫn cho nó đường ra sân bay ở một chiều nắng phai màu.
Buổi đó, sổ tay nó lắp đầy những nét chữ của cô
bé bằng tiếng Hàn cho những trạm cần đi lên hay bước xuống – thấy đường về sao
quá xa xôi, người đứng với tôi nhìn bằng ánh mắt lắng lo đến tội.
(2) Nổi
loạn ở giao đời, muốn lạc loài ở các nhóm đông. Những đứa trẻ trong trang
phục thể thao - như một xu hướng thời trang của giới trẻ hiện tại (làm nó nhớ đến
thế hệ hippie) – tìm kiếm tư do, quần short thể thao trở thành trang phục đường
phố và bước vào giảng đường đại học như một lời thách thức của thế hệ trẻ. Ngô
nghê. Dại khờ.
(3) Cởi mở trong cách
nhìn & những điều mới. Sự thiếu cẩn trọng trong đánh giá khắc khe của người già lại là sự
chân thành trong đánh giá của người trẻ; nó bắt kịp những con đường vào trí nhớ
ngắn ngày, tự tin đi dọc những con phố, hạn chế bắt những chuyến xe để không phải
lạc lối ở Suwon. Nó sẽ đi mãi đến khi nào không còn thấy mấy con người trẻ, lúc
đấy dứt khoát nó sẽ quay đầu lại.
Để nhìn thấy nhóm bạn trẻ ngồi bàn bên cạnh, giới
thiệu cho nó về những món ăn, nâng ly và hỏi mấy câu bạn đến từ đâu (lúc đó tự
hào nó nói Việt Nam quê hương tao). Mấy ánh mắt đợi tìm câu hỏi kế tiếp, trong
lúc nó miệt mài ghi chép lại mấy cảm xúc vừa qua, gửi về nhà mấy hình ảnh để
chuyện trò ở một thời đại 4.0. Lắng nghe & ngắm nhìn mấy gương mặt phúng
phính sợ quên ở một tuổi trẻ về lại, mê say nơi đất trời tự do.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét