Sài Gòn tiếp tục đỏng đảnh với những cơn mưa trái mùa, buổi tiệc tối bảy người tham gia với nó là “đứa trẻ” nhất – thuộc về hậu bối, buổi tiệc thay cho lời chào tạm biệt về một gã mà nó gọi là “Samurai”.
Nó gọi gã là Samurai chính xác là về mặt tinh thần khi trong con người gần thất thập cổ lai hy ấy hội tụ các phẩm chất: sự trung thành và ý chí chiến đấu.
Gã là một đối tác đối tác mà nó may mắn gặp gỡ. Từ buổi ban đầu ở căn phòng của những con người quẩn quanh chỉ là các kế hoạch với công việc nặng mang. Đến những sớm tinh mơ, gặp nhau ở nơi chờ đợi một chuyến bay trên những chuyến hành trình đã đi qua dọc đường đất nước.
Trên chiếc thuyền lênh đênh vì sóng nước của một bến Bạch Đằng ngược dòng thời gian 5 năm về lại, con số thời gian gã gắn bó với công ty không phải đếm năm, mười như nó mà đã bước qua mười, hai mươi, ba mươi… Ở buổi đó, đứa hậu bối có một sự ngượng ngùng nhất định trong tâm thức người trẻ Việt vì sự ngạc nhiên từ cả hai phía về việc chọn lựa một con đường sự nghiệp của bản thân. Nó không biết gã có phải là đại diện của một người Nhật tiêu biểu hay không những những gã Nhật nó biết thời gian gắn bó gần như tương tự. Sóng gió nơi bến Bạch Đằng có chút gì đó mang vị mặn mà pha vào trong hương vị của sake. Đăng đắng.
Gã mang trên mình một sứ mệnh về việc phát triển mãng cho vay ô tô; đó là lý do gã tìm đến gã khổng lồ Toyota ở phân khúc doanh nghiệp, dẫu biết rằng ở một tương lai gần đế chế của gã khổng lồ sẽ tham gia vào mãng này với tham vọng làm chủ. Ấy vậy, gã cứ miệt mài với những chặng đường đi từ Nam chí Bắc với những tìm kiếm, đổi thay trong các buổi họp định kỳ với niềm tin rằng mọi thứ sẽ khác đi chỉ cần bản thân gã không nản lòng hay bỏ cuộc; đến nổi ở trong tiệc tối ấy – người đàn bà thép của Toyota Việt Nam lại thì thầm câu nói cũ: chị cứ thấy ngài ngại vì chưa giúp được gì nhiều. Nó đáp lại rằng chúng ta cũng đã làm hết sức vì đâu đó bế tắc vẫn còn nằm ở qui mô lớn của công ty gã đang làm, không phải dễ dàng để thay đổi một điều gì đó ngay tức thì.
Buổi tiệc nào cũng phải tàn, điều đáng quan tâm là dư âm còn lại. Gã nhắn tin vài lời tạm biệt với một điều rằng sẽ không bao giờ quên Việt Nam.
Ở phương trời Nhật ấy, gã sẽ quay về để làm ngót nghét những năm còn lại của công việc mình đã chọn, rồi có thể đâu đó sẽ có một ông giáo già gõ đầu trẻ sẽ chia sẻ những gì đã trãi nghiệm về đất nước con người đã đi qua không méo mó như bao tiêu cực giăng đầy trên các trang mạng về sự khác biệt của hai nền văn hóa.
Ở phương trời Việt này, nó ngồi ghi chép lại một chương trong đời nghiệp mình về một gã đã cho nó niếm trãi về cái tinh thần Samurai ấy với dòng tin nhắn phản hồi lại rằng Việt Nam sẽ không bao giờ quên gã như một người bạn và một người anh thật sự trãi nghiệm và sẽ chia thật lòng.
P/S: Tạm biệt Miyai san, một trong những người Nhật mà nó từng biết khác biệt hoàn toàn với những người nó biết đã từng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét