Dẫu biết là sinh tử nhưng mỗi sự ra đi đều khiến ta cảm nhận điều mất mát dù chẳng phải của riêng mình
Sài Gòn ngày trở lại lất phất mưa bay, những con đường hứng lấy giọt nước mắt của trời đang rơi lả tả, không có nhiều lá để xuyên chỉ biết bám lên thành tường, thành kiến trôi tuột; họa chăng vài giọt bám víu mấy sợi cáp chằng chịt rồi cũng phải rơi. Rơi tự do, rơi dặt dìu theo cơn gió.
Sài Gòn ngày trở lại lất phất mưa bay, những con đường hứng lấy giọt nước mắt của trời đang rơi lả tả, không có nhiều lá để xuyên chỉ biết bám lên thành tường, thành kiến trôi tuột; họa chăng vài giọt bám víu mấy sợi cáp chằng chịt rồi cũng phải rơi. Rơi tự do, rơi dặt dìu theo cơn gió.
Thấy tử. Nước mắt nào rơi lặng thầm, nước mắt của đàn ông, viết vài dòng tâm trạng đắng lòng đi theo trào lưu dùng đúng lúc khiến nó rơi vào trạng thái tự kỷ vô thức về một con người nó chẳng hề quen, chỉ biết đấy là bạn học cùng thời chẳng cùng lớp, chỉ cùng trường chưa gặp mặt để biết tên họ đủ đầy.
Thật ra, tin tử không đến vội vàng, tin đến từ một buổi chiều miền Trung nắng đổ lửa. Thông tin lướt qua chẳng để lại gì, chỉ lưu lại trong đầu đấy là bạn học cùng thời, chắc cùng tuổi, chẳng cùng lớp, chỉ biết qua trung gian, lướt lại khung hình facebook trong đám hội học trò. Mới đó ngày lễ 30/4, cả đám quay về trường cũ, lưu lại những khuôn hình ở tuổi quá ba mươi, giờ đây đứng lặng nhìn trời đọc cáo phó với giờ động quan.
Thấy sinh. Những khung hình của trẻ thơ nghịch đùa ở nhiều khung trời thơ ấu, trong đám trẻ ấy chắc chẳng đứa nào biết rằng rồi đây những hình ảnh ấy sẽ mãi chẳng bao giờ quên khi tuổi đời bắt đầu đếm ngược, vì lúc đó con người ta bắt đầu khát khao được hồn nhiên vui đùa như thuở nhỏ không phải nghĩ suy khi tham gia vào một trận đời hóa trang đoán người bắt bóng để tiếng nói, giọng cười hạn chế bớt trọng khinh.
Chờ em, nấp vội những giọt mưa ở Sài Gòn đỏng đảnh. Quán chẳng thể như hôm nào vì ít nhiều cảm xúc đã phôi phai khi đọng lại chỉ còn vài hình ảnh cũ của trí nhớ ngày một chẳng còn chịu nghe lời.
Gạch đá nhuộm lắm màu phai cũ, ghế chắc bọc mấy lần da, phố phường người cứ lướt qua, ngồi bên trong như lọt thổm, giống chồm lên ngóng đường, thấy phố phường như sát lại, ngồi cạnh để hỏi han: cảm xúc của ngang tàng, đi hoang đâu rồi tuổi trẻ!? Không vơi.
Giá như…
Chắc là từ dùng nhiều lúc này cho phần tử. Nếu chỉ còn một ngày để sống, chắc là như Hoài An, sẽ quay về lại quê nhà, về thăm làng xưa nguồn cội giữa hương đồng cỏ nội, ngắm sao trời lung linh ở đồi con nào đó từ khung trời dấu yêu ngày xưa, nằm nghe lại tiếng thì thầm của đất, tiếng thở nhẹ của cỏ cây rồi cũng từ nơi đó để được nghe tiếng gọi của ngày xưa - tiếng mẹ cha – tiếng nghèn nghẹn khi đã lớn, tiếng lơ là khi gọi nhiều và quá lâu, tiếng chai dần mất đi mấy phần thiêng liêng. Ngược đời. Lạ lẫm.
Nhớ người phụ nữ ấy khi ôm ấp thằng ku. Giửa đầu xanh, tóc bạc; vòng sinh tử sắp thành hình. Sợ. Ngẩn ngơ. Vẩn vơ. Sợ. Cảm nhận điều mất mát ở một sự ra đi được báo trước. Mất hồn.
(Ảnh: Sưu Tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét