Chiến Phan

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2023

Đời công bộc - Kính ngữ


Như từng góc ảnh gợi lại một bức tranh cũ. 

***

Câu chuyện đầu tiên. 

Quản lý trực tiếp mở loa ngoài; để tất cả cùng lắng nghe sự trao đổi với cô nhóc về một trường hợp khách hàng. Quản lý trực tiếp quay sang, hỏi nó một câu: Sao lính cũ kỳ vậy, đâm sau lưng sếp!? 

Cô nhóc trong câu chuyện đã vượt quá theo định nghĩa tuổi Y Vân, đã là mẹ một con.

Nó cười, đáp nhẹ: Nghiệp, đấy là quá khứ, đào mộ để làm gì, tinh thần chiến đấu vậy mới đúng với bán hàng. 

Đời Sales viết được một cuốn, giờ thấy lịch sử sang trang, chẳng buồn ngồi viết lại, vì thấy mấy ai tắm lại con sông hai lần!? Kính ngữ được dùng trong mấy cách xưng hô, giọng sang sảng miền Bắc.

***

Câu chuyện thức hai:

Thằng nhóc bán những gói tập thể thao; gửi tặng tháng tập miễn phí, mới kích hoạt được ngày đầu sau một chuyến tham quan cơ sở, nhắn tin: Dạ, thưa anh! 

Nó cười, lòng xót; cảm xúc tự dưng ở đâu trào dâng với đối tượng mình tiếp xúc lần đầu. Lục lọi zalo để tìm kiếm thông tin, một ông bố trẻ, cười như ánh bình minh ló dạng cho một ngày mới sang, tên họ ắt hẳn là một người Việt gốc Hoa. 

Nó cười, lòng xót vì kính ngữ luôn được dùng trong lúc chuyện trò, lắng nghe giọng rổn rảng miền Nam.

***

Quen rồi mấy cách xưng hô của người Sài Gòn ngày nay, gọi “mầy” xưng “tao” rất ngọt, dùng trong mấy đối tượng thân.

Tự dưng, kính ngữ gợi hoài niệm cũ, sự phân biệt vị trí của một người thuộc tầng lớp xã hội nào. Xót, cười, xốn xang lòng khi nhớ lại. 

Gọi “thầy, cô” xếp hàng “hai” dành cho thành phần tri thức, gọi là được ăn học.

Gọi “chú, thím” xếp thứ “ba” dành cho thương gia Hoa Kiều, gọi là biết kinh doanh.

Gọi “anh, chị” xếp thứ “tư” dành cho đại ca giang hồ, gọi là biết giang hồ đạo nghĩa, chẳng thuộc hàng các cứ lưu manh

Cứ thế mà giảm dần theo vị trí cấp bậc công dân. Cuối cùng, buồn nhất thì nằm thiu thỉu ở vị trí thứ tám cho phận yếu thế nhất, thất học và nghèo

***

Kết cho câu chuyện đầu. Kính ngữ đặt đầu câu, thức trong đầu lặn mất, chuyện hướng dẫn mất đi đâu, chắc do đọc nhiều triết lý, gắn ghép vào cuộc đời, thất bại mới đớn đau.

Kết cho câu chuyện sau. Kinh ngữ đặt đầu câu, dùng cho từ thơm thảo, chuyện bán buôn mất còn, phải tồn tại bằng mọi cách, sức sống tìm lại sau. 

Tự dưng, một gã như nó vô tình ở lại với Sài Gòn như định mệnh, phảng phất một niềm thi vị của kính ngữ ngày xưa, như đã từng tiếc nuối một giọng Sài Gòn nhẹ nhàng, thanh thoát và khoan thai. Âu cũng phải cảm ơn những con người gặp gỡ để trở về những giây phút xa xưa ngọt ngào, và để trở lại giây phút của hiện tại sang sảng một giọng nói, sằng sặc một giọng cười nhẹ tựa mây trôi.

***

Like fragments of old photographs bringing forth a faded canvas, the narrative presents glimpses of a bygone era. The first story unfolds. The direct manager turns on the speaker; everyone listens intently to the conversation between him and a young woman about a customer case. The direct manager turns to her, asking a question: "Why did you confront the former soldier, and even behind the boss!?" The young woman in the story has moved beyond the typical Y Van age, already a mother. She smiles and replies gently: "Sir, that's the past, why dig up the past? The fighting spirit is what suits sales." Life of a Salesman could be turned into a book, but looking at the history that has moved on, there's little motivation to rewrite it, as not many people bathe in the same river twice. The honorifics are used in various ways of address, the eloquent tone of the Northern dialect. The second story awakens: The lad is selling sports packages, offering a free month of training, activated on the first day after a facility visit. He texts: "Yes, sir!" He smiles, feeling a pang of sympathy; suddenly, emotions surge when encountering someone for the first time. He searches through Zalo to gather information, a young father, beaming like a sunrise welcoming a new day, with a name that must belong to a Vietnamese of Chinese descent. He smiles, touched by the honorifics always used in conversations, listening to the vibrant tones of the Southern accent. Familiar with the forms of address prevalent in modern-day Saigon, where "mầy" is used to refer to "tao," lending sweetness to interactions among close acquaintances. Suddenly, the honorifics evoke nostalgic memories, highlighting the societal hierarchy that defined one's status. A mix of sorrow and laughter stirs as these recollections resurface. Calling "thầy, cô" and placing them second is reserved for the intellectual class, associated with being educated. Calling "chú, thím" and placing them third signifies the Hoa Kiều business community, associated with entrepreneurship. Calling "anh, chị" and placing them fourth is for the streetwise, referring to those in the underworld who live by a code of honor, not mere gangsters. This hierarchy dwindles as one moves down the social ladder. Eventually, the most disadvantaged, the poorly educated and impoverished, are relegated to the eighth position. Conclusion of the first story. The honorifics start the sentence but fade into oblivion, guiding where, the instructions lost, perhaps due to reading too much philosophy, incorporating into life, a reminder of failure's sting. Conclusion of the second story. The honorifics initiate the sentence, used for sweetness, a story of trading that may be lost but still exists, persevering through any means, regaining vitality afterward. Out of nowhere, an individual like him unintentionally remains in Saigon-like destiny, faintly recalling the allure of ancient honorifics, a sense of yearning for the tender, graceful, and forgiving Saigon accent. It's as if he must be grateful for the encounters that let him revisit the sweet moments of the past, and for returning to the present, where a voice resonates, a laughter floats as lightly as drifting clouds.


[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...