Từ khi thành hình trong
dạ mẹ, có thằng nhóc đạp lưng ông già trên con đường cát bụi bay ngang ở đêm phố
người qua, chẳng ai dừng lại để được ông già ngồi kể cho nghe niềm vui của kẻ làm
cha là như thế nào.
Mí
trên thằng ku sụp xuống nhìn ông già như lẩn thẩn.
Từ một sớm đầu xuân, có
thằng nhóc thoát ra khỏi dạ mẹ, bắt đầu tự hít thải khí trời trong ánh mắt đầy
tia máu của ông già qua vài đêm không ngủ, trong thân thể của người mẹ còn nằm
trên băng ca mệt nhoài miệng vẫn nở một nụ cười như hoa vẫn còn giữ xuân trong
lòng, trong thân thể của người bà ấp ôm với những món đồ sợ hình hài thiếu ấm và
trong thân thể của người dì hì hụt với những giọt sữa món đầu đời. Trôi. Nhẹ nhàng.
Từ một sớm đầu xuân.
Mí
trên thằng ku sụp xuống thêm một chút nhìn ông già như đang ca cẩm. Nghĩ. Nói
gì vậy ông già?
Từ lần đầu ngửi mùi khử
trùng, biết đến kháng sinh, cốm tiêu và nhiều loại hóa học, thằng ku học thuộc
lòng những vị thuốc đầu tiên ở một góc phòng ẩm thấp về đêm với bù hóng giăng đầy,
mồ hôi nhễu nhoại như trai trẻ làm đồng ở một sớm đầu đông. Cười với cuộc sống.
Khi hơi thở vẫn khò khè như hát ca.
Ngực thằng ku hơi phồng
lên, mí kéo dãn ra một chút. Nghĩ. Ông già nói có chút đúng.
Từ lúc bỏ lại quê tỉnh
với những vòng tay ôm, món quà và nụ cười để đến với thị thành cùng ông già sống
tạm ở căn phòng tá túc. Chuyện trò. Ngày, đêm. Với những bài hát, lời ru đi kèm
câu chuyện cổ tích về một gã chằng tinh Shrek có làn da xanh, đôi tai như cặp kèn
sống giữa rừng già và tình cờ tham gia vào cuộc giải cứu nàng công chúa Fiona ở
một vương quốc far, far, far…away…và đến đây thằng ku thường ngủ mất khi câu
chuyện của William Steig vẫn còn chưa xongvề gã chằng tinh Shrek.
Mí trên thằng ku sụp xuống
lại nhìn ông già. Hây da! Sao giống con
nít, có chỗ nào ra người lớn!?
Từ lần hai trở lại ngửi
mùi sát trùng với thân nhiệt tăng dần qua mỗi giờ bình minh đếm ngược. Chuyện
trò. Thằng ku với ông già. Trò chuyện. Để thời gian trôi qua, mồ hôi bay đi, thân
nhiệt bình thường quay trở lại. Thằng ku lớn hẳn trên vai ông già, ngồi nói
chuyện về những chuyến xe qua.
Mắt
thằng ku đã che nửa nhìn ông già. Ừ! Có thể xem như đã lớn một chút! Còn gì nữa
không ông già?
Từ lần đầu biết đến trường
học và bạn bè trong sự ganh tỵ của những đứa nhỏ cùng tháng tuổi trong suy nghĩ
của ông già…Miên man. Ông già nói về trường, lớp và bạn bè ở những độ tuổi mà ông
già đã đi qua thì chưa có bao giờ ông già có những kỷ niệm ở độ tuổi giống như
là thằng ku.
Nói đến đây ông già cười.
Thằng ku ngáy khò trên
khuôn ngực đã chảy xệ vì tuổi tác. Khuôn ngực của ông già thấm nước dãi của thằng
ku nằm hỏi: khi nào tui lớn vậy!? ( Trích: Nhật ký của cha từ một đêm thiếu gió) ( Ảnh: Sưu tầm)
Nó chạy. Không định hướng. Vòng
qua, vòng lại những ngã đường của Sài Gòn, hùa vào đám đông người. Chạy. Vô
ngã.
Không giống con đường đến trường
từ một sớm gần đông, có gió lùa, có vài tia nắng cứ soi như thẹn thùng trên con
đường đầy đất, đá lố nhố chen nhau, dạt cỏ vào hai bên như bảo rằng không chen
lấn. Con đường đến trường của nó. Ở buổi đầu tiên. Con đường đến trường của thằng
ku. Khác hẳn. Với phố đông người, xe qua lại, tiếng còi cứ liên tục như người bị
cảm, hắt hơi mãi chẳng chịu dứt. Nó nhìn thằng ku, thằng ku nhìn nó. Cười. Đường
đến trường gần đến độ nó chẳng đếm đã chạy được bao lâu, mấy giây rồi để nó với
thằng ku ngồi nhìn cảnh vật lướt qua. Ghi lại. Về một buổi đầu tiên đến trường.
Đêm
Nó ngồi. Nhìn một hướng. Đưa qua,
đưa lại mắt tròn đen lay láy không muốn hỏi tại sao, nó bổng dưng hóa già với mặt
ngây ra. Tâm trạng.
Không giống như những buổi nói
chuyện từ những đêm giông hay vắng gió hanh khô; về một câu chuyện cổ tích: ngày xửa, ngày xưa trong một khu rừng già, có
đôi vợ chồng già sinh ra một đứa nhóc già chát, đặt tên là Merci ở một sớm đầu
năm… hay diễn biến của một ngày nó đã đi qua, lan man đâu đấy có vài câu
chuyện về những vật dụng chen ngang. Một tâm trạng khác. Nó nói với thằng ku.
Ganh tỵ. Vì thằng ku được đi học sớm, cháu chưa lên ba cháu vẫn được đi mẫu giáo.
Thằng ku nhìn nó. Cười. Một đêm – đêm trước khi đi học.
Nó không phải ngồi đấy để dặn dò.
Không khóc nhè để cô thương cháu. Vì thằng ku của nó hay cười trong
những ngày tháng đã đi qua như dặn dò: ông già yên tâm nhé.
Sớm
Nó chạy. Không định hướng.
Thằng ku ngồi. Mắt tròn đen lay láy.
Nó không phải nhìn ngó để dặn dò
Không khóc nhè để cô thương cháu. Vì thằng ku nhắc nó rằng trong những
tháng ngày đã qua và cả những tháng ngày sắp tới thử thách dàn hàng ngang. Chờ
đợi. Hiện tại. Chưa là gì cả, ông già. Cười.
Thôi! Ông già không dặn dò nữa!
Merci! Remercier mes fils.
( P/s: Trích nhật ký của cha – ngày
đầu tiên con đi học) Ảnh: Sưu Tầm
Tất cả cứ như một giấc mơ. Một
giấc mơ dài đến hơn sáu mươi năm. Đến giờ. Hai thằng nhìn nhau, tóc đã hoa râm,
trên gương mặt nhăn nhúm đến lụi tàn của thằng bạn, hắn không nghĩ rằng thời
gian lại tàn phá bạn mình bằng những nổi niềm nhiều đến thế.
Mày còn nhớ chổ này
không?.
Hắn vừa ngồi vuốt
ve những quân cờ, vừa lục lọi những yêu thương. Ngày cũ.
Chỗ ngồi ngắm gái.
Gã vừa gật đầu vừa cười. Thời gian có thể làm thay đổi mọi thứ, riêng với tính cách thì không, đúng với trường hợp của thằng bạn gã. Một thằng chân chất, ngô nghê đã bị gã gạt không biết bao nhiêu lần.
Tính từ cái lần đầu tiên,
Tiền Giang, 1970s, nơi quán nước La Pagode
Ngay khi gã vừa đóng sập cửa lại, làn gió từ sông ngừng thổi vào trong quán nước với chất liệu chính là gỗ, một cái bóng vụt qua tung một cước song phi vào một trong bốn tên muốn "ăn chùa".
Hắn là một thanh niên cao một mét bảy, xưng một tên Hùng, họ là Phan, tung một cú đấm vào mặt ba tên còn lại. Nộ khí bắn tung hết bàn ghế, ba tên bò lăn ngay cả khi đã dùng vũ khí mang theo mình.
Kết quả, hắn phải ...đền bù cho những hư hỏng của quán. Gã giới thiệu mình là Nguyễn Kỵ, gương mặt đầy lạnh lùng, đầy vẻ tinh tưởng nói về Hòa Long võ đạo; môn phái của mà chàng trai trẻ Phan Hùng vừa sử dụng, là một người không biết võ, đồng ý theo Phan Hùng đến Sài Gòn để lấy tiền bồi thường sửa chửa quán.
Chàng thanh niên Phan Hùng chỉ muốn biết thế giới này rộng lớn ra sao.
Xuất phát là chuyến tàu từ Long Xuyên về Chợ Lớn. Gã Nguyễn Kỵ bỏ lại quán nước; nơi ngày ngày ngắm dòng sông trôi lửng lờ, lá rơi ơ hờ cho cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Từ quán để đến nhà ga mất một giờ đi bộ, hành trình sẽ nhanh hơn nếu như hắn - Phan Hùng không can thiệp vào một vụ cướp hàng;
, mắt gã thả trôi ra xa như để cùng thằng bạn già
tìm lại những ký ức mà thằng bạn gã cố tìm trong tâm thức, cứ như sợ vô ý làm
mất đi để rồi phải hối hận, giờ thằng bạn già đã lấy lại được cho gã như một
món quà. Món quà cuộc sống.
Lúc ngồi dưới mái trường.
Mỗi thằng mỗi cảnh nhưng cứ vui
sao, hết ngắm nàng sinh viên trường luật lại lân la đến cô nàng nước da bánh
mật của trường tư. Đặc biệt là thích mấy cô nàng Gia Long. Lúc đấy chỉ cần nhìn
thấy chiếc áo dài tung bay với nón lá hay băng đô trên đầu, đạp xe ngườc chiều
gió. Ngang qua. Mấy thằng con trai cứ ngồi lê la để chờ đợi như một thú vui một
ngày không thể thiếu.
Lúc đấy chỉ canh có em
nào hở chút da thịt ở eo thôi mà tìm đỏ cả mắt, chẳng bù bây giờ...Gã đệm
vào câu bỏ lửng bằng chút hơi dài.
Chẳng bù bây giờ, mấy
em ra đường thịt thấy tận mông, bỏ lưng ở trần, nhiều lúc chẳng còn biết gái
trai...Chẳng bù bây giờ, tụi nhỏ chưa đủ tuổi làm giấy đã làm mẹ làm cha...Mà
mày ganh tị hay tiếc nuối đấy? Hắn đá đểu gã một câu trong khi gã không
ngưng vuốt ve những quân cờ.
Ganh tị, tiếc nuối gì
mậy, mỗi thời mỗi khác? Gã hơi bực vì câu đá đểu. Vẫn như ngày nào, gã
chẳng thể nào thả hồn được với hắn, thằng cứ đăm hơi vào những lúc tâm trạng
nhất.
Ganh tị vì sao con
trai bây giờ sướng thế không biết, ngày ngày rửa mắt đến đổ ghèn...ha ha. Tiếc
nuối vì phải sống ở một thời thèm nhỏ dãi cũng chẳng dám đến nói một câu, cua
gái nhìn đi nhìn lại chỉ biết cười rồi nắm tay. Chứ nếu sống ở thời này chắc
mày giờ cũng đã làm ông ở tuổi ba mươi...Ha ha. Hắn tiếp tục móc họng gã và
dậm thêm đấy là một tràng cười như muốn chọc tiết gã.
Gã chẳng thèm tranh cãi về mấy
câu đùa của hắn. Đúng là có ganh tị và tiếc nuối thật. Đúng là hắn nhìn thấu
được ruột gan của gã. Một phần. Những gì của một thời ngu ngơ. Chỉ dám ngắm yêu
thôi, chẳng dám làm gì. Chuyện phiếm thì cũng chỉ xoay quanh là gái trai và hỏi
một mai đời ta sẽ thế nào khi chí trai phải chọn. Đến đấy thôi là câu chuyện tắt
đài.
Gã nhớ đến em. Phải nói
chính xác là em đầu tiên vì theo phép tính cộng, trừ của riêng gã thì đời gã từng
có ba em.
Em cuối cùng để lại gã một vết
thương chí mạng, không có máu lại đau thấu tim.Đó là khi gã không còn tìm đâu
ra được điểm nào ở đứa con gã có cùng một nguồn cội.
Em thứ hai trong đời gã là một
cuộc tình chính trị. Gã đã chọn cho mình khi muốn bước tiếp nghiệp binh để rồi
khi Sài Gòn lửa khói, bước sang kia đại dương, em không còn thuộc về gã. Đó là
tất cả những gì gã nhớ.
Và chính em, người tình đầu tiên,
tình đầu là tình dỡ dang, tình lỡ làng là tình thương nhớ.
Người con gái xinh xinh, má phúng
phính, nụ cười thẹn thùng với chiếc áo phất phơ và mái tóc bồng bềnh dù cài
băng đô, tóc vẫn bị gió nghịch đùa khiến tim gã ngọng nghịu. Em đẹp rất Tây
trong bóng dáng Ta. Ngược đời. Ngày ấy gã là một thằng con trai lưu manh giữa
đám học hành lại chỉ biết thập thò bên dưới góc cây để ngắm nhìn mỗi lần em
qua. Gã thuộc lòng từng con đường em qua có bao nhiêu lá vừa mới rụng đầy sân
phơi.
Gã cũng như bao thằng thanh niên
khác, viết thư tình khi biết yêu. Tuy nhiên, gã muốn làm điều khác biệt, viết
thư tình trên lá cây khô, mỗi ngày một chữ và đặt lá vàng trên lối em đi khi
biết em thích nhặt lá vàng rơi. Tổng cộng gã mất sáu mươi bảy ngày cho một câu
tỏ tình. Hò hẹn.
Đường hoa Nguyễn Huệ. Gã với em
đi suốt một đường hoa, có cảm giác như đi trên đường phố Paris vào một dịp lễ
hội với cỏ hoa trang trí, chẳng nói được câu gì ra hồn ngoài những câu nói vô
thưởng, vô phạt với mỗi một đề tài về hoa.
Cứ thế đi hết đường Nguyễn Huệ
đến Tự Do và chẳng hiểu sao lúc ấy gã lại tặng em...cục xà bông. Gã cứ nghĩ đơn
giản xà bông Việt Nam: tốt hơn
hết - phẩm cao giá hạ, gã dốc hết tiền cho quà tặng đầu tiên. Một cục xà
bông. Gã làm em ngượng chín rồi bật cười không ngưng khi sau này biết được lý
do vì sao gã tặng em như món quà tỏ tình. Cục xà bông. Giữ gìn thương hiệu Việt.
Nhất Sỹ chòi góc, cóc sợ Mã công
Tự dưng. Tao nhớ
Hoa...!Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi, mây tím đang dâng cao vời, mà tình yêu chưa lên ngôi
Gã nốc hết ly rượu
thứ hai sau khi hắn rót đầy rồi rân cổ ca với giọng khàn.
Nhớ gì nữa, mày bỏ người ta rồi giờ nhớ
nhung gì.
Hắn
đá đểu lại thằng bạn già một cú chí tử. Hắn là thế, không nói thì thôi chứ một khi
đã nói là khiến người ta cứng họng vì hắn nói đúng.
Ừ! Thế còn Ly của mày sao rồi? Nhắc mới nhớ,
tao quên chưa hỏi mày.
Gã
chuyển đề tài vì gã đuối lý, dù vậy không hiểu sao trong tâm trí gã vẫn có một
niềm hy vọng gì đó đang nhen nhúm lên. Gã vẫn hy vọng có cơ hội gặp lại người
xưa.
Khà khà…Cứ như phim mày ạ! Gần nữa đời người
và gần nữa vòng trái đất mới gặp lại nhau, níu kéo nhau vì một câu nói: Bỏ lại
Sài Gòn đi anh! Để rồi gặp lại nhau ở giữa Sài Gòn.
Hắn
nhấp một nhụm rượu, khà ra một cách điệu nghệ rồi cười đắc thắng về câu chuyện
của đời hắn.
Đêm Sài Gòn đổ
loạng choạng, rướn tấm thân mình èo uột qua những nẻo đường chằng chịt, vẹo
nghiêng như bị rạch mặt. Nó ngồi với thằng ku. Chuyện trò. Về những chiếc xe
qua.
Đó là xe gì vậy?
- Đó là xe gắn máy.
What's
that?
-
That's a car.
Quelle voiture est-ce?
- Ce taxi
Kia là xe máy, kế là ô tô…Đó là Honda, cạnh là Mazda, Toyota…và tiếp là xe
rác. Từng chiếc xe lướt qua nhanh, chậm tùy theo công năng & dung tích trên
con đường phanh ngực lỗ chỗ những lõm sâu cạn. Nó ngồi
với thằng ku. Chuyện trò. Thị trường & đối thủ.
Ban đầu. Thằng ku
hứng chí nhìn ra đường theo ngón tay chỉ dẫn, dõng mắt theo những chiếc xe qua
dưới cái nóng hầm hập tiết ra từ con đường phanh ngực xã hơi và khí trời của
ngày xông hơi để lại. Lúc sau. Thằng ku phát tiết với cái nóng bên trong và bên
ngoài chịu đựng. Nó vẫn ngồi tiếp tục nói về những chiếc xe qua.
20h30 – 37.5oC
Nó ngồi nói về
chuyện gió, cây với thằng ku. Khóc cười. Mặt như mếu vì bỏ lở dỡ mấy bữa ăn
chưa kịp xong, nước chẳng vô được một giọt. Cứ thế. Khóc cười. Trên lối hành
lang. Qua lại. Hai thằng đàn ông chẳng còn thiết tha ngồi. Người đi qua, kẻ đi
lại, chẳng ai đoái hoài ai một cái nhìn. Trời bắt đầu dội nước.
22h45 – 39.1oC
Nó biến thái ngồi
nhìn gái tắm thằng ku. Mặt mếu. Rêu
rao như thì thào vì đã mệt nhoài, giọng khàn đến đục vì phải chịu đựng cái nóng
bên trong lẫn ngoài. Lưu manh. Cướp nước, cướp sức, chẳng chịu dừng cho một
buổi chuyện trò êm xuôi, nhẹ nhàng.
1h15 – 37oC
Thằng ku nói nó
nghe rằng thằng ku bực lắm dù giọng thều thào, mặt mếu máo. Và vì hai thằng đàn
ông vẫn còn chưa nói xong mấy câu chuyện đời, thời sự đó đây, chỉ mới tạt ngang
qua vài ba thương hiệu của mấy hãng xe về một thị trường vẫn còn đang nóng sốt
rồi câu chuyện đứt đoạn mấy lần vì nhiệt tăng cao.
3h35 – 37oC
Thằng ku lúc này
bất chấp chẳng còn muốn gồng mình, khóc đòi ngủ trên ngực nó. Xương, thịt ê hề.
Nước dãi, nằm mê. Góc cuối căn phòng. Nó với em ngồi đợi. Một giấc ngủ tròn. Quá
đêm. Hai thằng đàn ông xếp lại câu chuyện về những chiếc xe qua.
6h – 37.4oC
Nó bước ra đón
ánh bình bình với thằng ku vừa thức. Nó ngồi với thằng ku. Chuyện trò. Về một
buổi bình minh. Một góc sống đang diễn ra. Giữa lòng thành phố. Bắt gặp những
mãnh đời thượng vàng hạ cám từ tỉnh đến thành níu kéo nhau vào đây vì một nổi
lòng lắng lo chung. Con, cháu.
7h – 37oC
Nó bước ra về
chuẩn bị cho kịp một giờ làm. Tự dưng. Nhớ gã Trần Tiến, muốn biết rõ lý do cụ
thể hơn ngoài hoàn cảnh sáng tác một Sắc Màu từ một đêm trong đêm thâu, một vầng sáng chói lóa không biết được còn
điều gì đã giúp gã lang bạt ấy bừng tỉnh từ một đêm tưởng rằng không trở lại.
Riêng nó. Thức
dậy. Nó chỉ nghe thấy thằng ku gọi papa với vài tiếng nấc vẫn còn vang
trong miệng. Bừng tỉnh. Khi nghe tiếng khóc trẻ. Đâu hay. Tiếng đấy là tiếng
trẻ ở phòng kế vang sang không phải tiếng con mình. Cười. Nghiệt. Tiếng ba kêu
rõ ở nơi bệnh đầy giăng ngang có thằng ku nhỏ kiên cường chiến đấu với thân
nhiệt sốt cao.
Nó quay đầu nhìn
lại, nhìn lại về căn phòng có hai thằng đàn ông chiến đấu với nhiệt độ và đêm
dài bằng những lần chuyện trò về những chiếc xe qua.
Cám ơn con về một câu chuyện đêm dài.
( Trích nhật ký của cha - ngày hai gã đàn ông chuyện
trò trong một đêm có đầy tiếng trẻ nhỏ khóc la ở khoa Nhiễm, Nhi Đồng 2) ( Ảnh: Sưu Tầm)