"Xem như là đã giết con chim nhại" - Đó là lời nói gần cuối chuyện của cô bé Scout - nhân vật được tác giả chọn để trở thành người kể. Chẳng ai trách một đứa trẻ.
Một câu chuyện được cô bé kể lại khi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thiếu vắng mẹ, cùng với anh trai (Jem) & người cha luật sư (Atticus) ở một buổi giao thời.
Đất nước nào cũng có vấn đề của nó. "Giết con chim nhại" phơi bày ra sự phân biệt chủng tộc của nước Mỹ một thời của người da trắng và da đen (cùng với chiến tranh hai miền Nam, Bắc) để tiến đến sự phát triển dân chủ như hiện tại. Mù chữ & thiế học là bước đầu dẫn người da đến bước vào vòng lẫn quẫn sinh ra và lớn lên như một nô lê. Sự thiên khiến áp đặt lên họ.
Nó quyết định đọc "Giết con chim nhại" ở một ngày đầu năm - nghĩ rằng văn chương sẽ bản thân tìm thấy sự cân bằng. Đúng là như thế, tác phẩm cuốn hút nó đến độ quên mất giờ...đón thằng nhóc khi bước vào phiên tòa xét xử được Harper Lee kể lại mạch lạc và logic như đúng sở trường Luật của tác giả.
Bổng dưng. Tưởng tượng. Sự kết nối ắ hẳn sẽ thú vị nếu như gắn "giết con chim nhại" như phần đầu, nhân vật Scout kể sẽ lớn lên trở thành Skeeter để thu thập thông tin & viết trong "Người Giúp Việc" (của Kathryn Stockett) rồi dẫn đến sự kiện của Rosa Park về chuyện chiếc ghế trên xe bus đã làm bùng phát một phong trao đấu tranh - được làm như cách mà các phim ảnh Hollywood đang xây dựng các "vũ trụ" bằng các tập phim gắn kết với nhau.
Trở lại "Giết Con Chim Nhai, nó chỉ thấy đơn giản: học & hiểu hơn về một thế giới bị lãng quên - thế giới tuổi thơ - một thế giới bản thân đã trãi qua rồi chẳng nhớ. Giờ học lại.
"Khi trẻ con hỏi chú điều gì thì hãy trả lời nó, vì thiện ý. Nhưng đừng bịa chuyện. Trẻ con là trẻ con, nhưng chúng có thể phát hiện sự lẫn tránh nhanh hơn người lớn & sự lẫn tránh chỉ làm chúng bối rối...Ngôn ngữ bậy bạ chỉ là một chặng đường mà mọi trẻ con đều đi qua, và với thời gian nó sẽ chết khi bọn trẻ biết ra rằng chúng không thể thu hút sự chú ý bằng các thứ ngôn ngữ đó"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét