Chiến Phan

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

[Review Sách] Thành Trì - Archibald Joseph Gronin

Thành Trì - Archibald Joseph Cronnin [Review sách, Ebook, Pdf]

Đọc và dõi theo một cuộc hành trình của một người bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp cho đến khi kết hôn, thành danh rồi đứng trước ngưỡng lựa chọn về đạo đức nghề nghiệp và sự cám dỗ của đồng tiền như một trong những bức tranh được tác giả Gronin được phác thảo rồi dậm lên từng lớp màu của cuộc sống đầy màu sắc của chàng trai trẻ mơ về một ngày nào đó thành danh, từng mãng màu sắc của toàn bộ bức tranh là gam màu từ tối đến sáng với lất phất những giọt màu đọng trong tâm trí người đọc là cảnh vật của đất nước Anh hiện lên theo chân của chàng bác sĩ trẻ Andrew.

Từ một vùng nhá nhem của lất phất sương mờ, vắng những con người trẻ tìm về sinh sống như hình ảnh của quá trình đô thị hóa, hút dần đi sức trẻ, chỉ còn ở lại vài hồn quê và những tâm hồn nghi ngại về một tương lai vô định hình 

Một mãnh đất xứ "khỉ ho cò gáy" là nơi Andrew tìm đến để hỗ trợ cho người bác sĩ già lâm trọng bệnh, gặp gỡ những thanh niên cũng thời với đầy bức xúc về kiến thức y khoa giáo điều, trói buộc con người ta trong những điều lạc hậu, lỗi thời. 

Chẳng là gì trước thực tế chữa bệnh cần đòi hỏi người bác sĩ tìm tòi nhiều hơn. Sự khuôn khổ giết chết sáng tạo. Sáng tạo luôn cần ở bất cứ ngành nghề nào và với nghề y cần có thêm một sự đào sâu từ kiến thức sách vỡ, chúng ta thấy một Andrew uyên bác luôn tìm tòi đọc sách, học hỏi những kiến thức cũ lẫn mới để bắt đầu chiến đấu với những quan niệm cứng nhắc của những con người thời cuộc không chịu thay đổi

"Chúng ta thực sự trở thành một cái hội nhỏ mọn chỉ biết bênh che nghề nghiệp của mình"

[Review Sách] How to get a meeting with anyone - Stu Heineeke

How To Get A Meeting With Anyone - By Stu Heinecke (paperback) : Target
Tựa đề gần như không liên quan nhiều đến định nghĩa mới của tác giả xây dựng gọi là "contact marketing" như một trong những phương pháp sales và marketing được tác giả chia sẻ với đối tượng được nhân viên bán hàng tiếp cận ở đây là các CEO
"Calling contact marketing a gimmick would be like calling sales a gimmick" 
Đọc để thấy rằng, tất cả đều có thể viết sách nhưng trong quan điểm của tác giả thì nó gần như không đồng tình lắm khi tác giả chia sẻ "mánh lới" nhiều hơn là phương pháp để thực hiện các cuộc bán hàng thành công ra sau. Thật sự, tác giả để lại ấn tượng trong nó chính là cách thức sử dụng hoạt hình để gây sự chú ý của mình trước các CEO, đó như là một trong những sự sáng tạo mới 

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

Sài Gòn đặc biệt thương nhau

Sài Gòn bị đánh thức bởi tiếng ấm nước đun sôi vang lên ở góc nhà; khác xa với sự đánh thức của tiếng xe qua ồn ào ngày nào; hay xa hơn là mấy tiếng rao của một ngày nao thương nhớ. Trong mấy tiếng rao đó, Sài Gòn nhớ nhứt là tiếng rao của bánh mì vì gắn tên Sài Gòn vào; như cái gì có tên mình thì mình thích vậy! 

Cái câu: bánh mì Sài Gòn đặc ruột hay đặc biệt thơm bơ! Đi theo tâm trí của những con người đến với Sài Gòn. Xưa. Quê lên Sài phố rồi trở về; cứ phải tay xách nách mang mấy ổ bánh mì mang về làm quà như thứ gì đó quý giá của một thời cách trở xa xôi, mỗi lần đi phố thời gian dài như vô tận; nên mấy ổ bánh mì nóng hổi nằm gọn trong mấy chiếc cần xé, phũ vãi bố giữ nhiệt trong tiếng rao, lời chào vang cả một bến xe người lên kẻ xuống. 

Giờ. Quê lên Sài phố rồi trở về; rất dễ bắt gặp mấy ánh mắt ơ hờ, ngao ngán lúc nghe những tiếng rao, lời chào của mấy ổ bánh mì xếp gọn căng cứng trong mấy chiếc bọc ni lông trong lúc đợi chờ xe đi như người với người bắt đầu sợ nhau; sợ bị quấy rầy, lừa gạt hay chỉ là gửi nhau mấy cái nhìn từ ơ hờ, ngao ngán thành cay cú rồi chửi đổng một vài câu. 

Cứ thế cái câu “bánh mì Sài Gòn đặc biệt thơm ngon” trôi dạt vào trong lớp bụi thời gian; khi nhan nhãn nhiều món hàng bày lên thay thế theo mấy công thức dinh dưỡng; người bán nhiều khi chẳng còn thiết tha mấy tiếng rao, lời chào; như thể cứ vậy nhào vào, xem được thì mua.


Vậy mà cái câu nói về bánh mì Sài Gòn giờ đây trở lại, theo một phiên bản khác đi thấy dậy dìu trên mạng người ta bắt đầu lan truyền đi chuyện: Bánh mì Sài Gòn không đồng một ổ, đặc biệt thương nhau. 


Sài Gòn tự hỏi thương nhau chỗ nào? 


Sài Gòn nghĩ chắc phải đi đây đó. Còn trong căn hẻm nhỏ này, Sài Gòn có thấy mấy chuyện...thương nhau


Sài Gòn ngó vào bên trong căn nhà bắt đầu giảm tiếng nước reo đầu sớm khi mặt trời vừa mới chỉ lấp ló ở đằng Đông, thấy gã được gọi là ông già bắt đầu hạ nhiệt ấm nước vừa đun sôi, như việc nấu nước đầu ngày là một trong những cách làm ấm ngôi nhà của mình sau khi tất cả chìm vào trong giấc mộng đêm hè của gió lộng tìm về như rủ rê đi đến miền giải phóng, tự do khỏi phần nào tù túng của việc chống dịch phải ở miết trong nhà. 


Quán tính. Gã bắt đầu bật thời sự phát ra từ kênh Youtube từ chiếc laptop gã đang gõ những dòng chữ để thỏa thuê sự yêu thích viết lách của mình, trong khi có thể lắng nghe những cập nhật về mấy con số về người đi, người về trong mấy chỗ cách ly cũng như những gì phát thanh viên nói về những bạn bè của Sài Gòn trên mảnh đất hình chữ S. 

Thiệt thà. Gã viết. Gã viết về những gì đang diễn ra ở xung quanh dù ở một góc nhà, hay chép lại mấy đoạn gã nhắn tin, gọi điện cho những người xung quanh. Thăm hỏi. Chuyện cũng không nhiều ngoài những lời nhắn nhủ bảo trọng và bình an.

Tâm tưởng. Khói hương bay lên trên bàn thờ đặt ở mấy nơi trang trọng, gã bắt đầu lầm rầm trong miệng mấy lời nguyện cầu như thể khi con người ta bắt đầu bế tắc trong cuộc sống thì tìm đến sự giải thoát hoặc gửi gắm ở tâm linh; đâu đó những lời bình an cho những người thân yêu vừa đủ.

 

Đến đây, Sài gòn thấy gã bắt đầu mở toang những cánh cửa trong nhà ra hết như để đón một luồng gió của một ngày mới vào, chỉ thiếu những giọt sương mai đậu trên lá thì như trở lại với một vùng quê nơi những bạn bè miền Tây của Sài Gòn thường thấy hay trên ở những dốc bản ngàn sương của anh em miền Núi cũng hay kể lại Sài Gòn nghe. 

Thấy gã cũng nhìn qua cửa nhà hàng xóm; rồi như thấy nhẹ lòng khi cửa mở. Chuyện là nghe loáng thoáng của buổi chuyện trò giữa gã và vợ; có người hàng xóm là cô giáo độc thân nhắn nhủ gã và vợ gã gọi tên giùm ở mỗi sáng thức dậy thấy cánh cửa nhà hàng xóm vẫn đóng như dự phòng có chuyện gì đó bất trắc. 

Chuyện có vậy mà vợ chồng gã cứ làm đúng như đồng hồ sinh học đã lập trình thói quen, cứ thức dậy, mở cửa là phải ngó qua nhà rồi nhẹ nhàng như vựa tìm được chút gì đó an tâm từ cánh cửa mở hờ đón gió của sớm mai

  Ừ thì nghĩa “đồng bào”, tình “làng xóm” chưa tắt đèn bắt đầu đã có nhau. Đủ tình. Trọn vẹn. Gã mở cửa ra đón nhận mấy món quà hàng xóm gửi tặng nhau; thấy lúc là bó rau, lúc là đồ hộp, đôi khi là bánh kẹo gửi mấy đứa nhóc ở nhà ăn trong mùa chống dịch khi người cho kẻ nhận đeo, trùm gần như kín cả mặt. Chuyện. Chống dịch mà. 

Sài Gòn cười. Chuyện ấy trước giờ có thấy đâu, cái chuyện tình làng nghĩa xóm. Ngộ. Giờ nghĩa đồng bào thấy sao chảy dọc trên từng thớ thịt. Ừ! Thì xem như đấy cũng là thương yêu nhau


Sài Gòn nghĩ chắc phải đi đây đó, để xem nhiều hơn mấy chuyện thương nhau. Còn trong căn hẻm nhỏ này, Sài Gòn đồng ý có thấy mấy chuyện...thương nhau.


Có người phụ nữ chửi Đông, mắng Bắc cứ đều đặn mỗi ngày, đến đợt hoa nắng rọi trên thềm ban trưa, là bắt chiếc ghế con ra, phũ lên một lợp bạt ni lông, đặt lên đó một tô cơm vừa đủ dạ, no long cho đứa con nghe đâu của một đời chồng nào đó chẳng biết, chỉ biết giờ đang phải chạy những chuyến xe ôm công nghệ giao hàng. Bôn ba để qua mùa dịch. Con ăn, mẹ nói. Cạnh bên dặn dò như hỏi về mấy chuyện của ngày qua, như mong sau mùa này mau qua để sinh nhai trở lại của ngày vẫn không phải ngồi với nhau dưới thềm hoa nắng rọi, một mẹ, một con chuyện trò.


Sài Gòn nghĩ chắc phải đi đây đó, để xem nhiều hơn mấy chuyện thương nhau.

(Ảnh: Internet)


[Nhật ký của cha] Merci, ông già & con chữ

  Ai rồi cũng phải lớn! Ông già nhận ra điều đó khi ngồi ly trà cúc còn ủ hơi nóng ở một đêm cuối hạ, lắng nghe thằng nhóc Merci nói bằn...