Đến bây giờ vẫn chưa hiểu hết trọn vẹn. Lục lại tác phẩm của Jean-Louis Fournier đã đọc tự khi nào chẳng hiểu hết
nội dung về một tình cha con. Mọi thứ dường như mới mẻ và cảm xúc của người cha dành cho đứa con mình, vẫn con đâu
đấy chưa hiểu hết ngay được khi lần đầu tiên đọc tác phẩm Ba ơi mình đi đâu.
Không vì triết lý và hàn lâm ẩn
nhiều trong tác phẩm, mà vì một góc nhỏ
lựa chọn đọc giả của tác phẩm là một sự trãi nghiệm đời – làm cha, mới hiểu ra
được cảm xúc của tác giả muốn truyền tải. Mấy phần.
Một câu chuyện hay có thể gọi là
tự truyện muốn đánh cướp bằng hết nước mắt người đọc về tình cha con. Một người
cha & một đứa con tật nguyện.
Cuộc sống luôn không như ta mơ ước, điều còn lại là ta nhìn nhận cuộc
sống ấy thế nào mà thôi và để nhìn nhận nó là cần cả một quá trình.
Jean cũng cần một quá trình như
thế. Từ khi xuất hiện trong cuộc sống mình một đứa trẻ khác biệt so với những đứa trẻ khác. Tất cả mọi thứ dường như đảo
lộn ngoài việc đón nhận một thành viên mới thì vật chất không còn là yếu tố
quyết định khi những giá trị tinh thần không được đền đáp.
Một cuộc chiến đấu của hai cha con. Một sự ức chế, phản kháng hình
thành với những sự quan tâm hay chăm sóc đặc biệt của những người thân yêu dành
cho đứa con mình và dù từ tận đáy lòng tình thương con vô bờ bến đã đẩy Jean
vào bờ vực của những ý nghĩ đấu tranh với thực tại khác biệt. Với đứa con khác
biệt của mình, Jean cũng bắt đầu có một sự phản kháng, ức chế từ trong suy
nghĩ khi nhìn mỗi hành động khác biệt
của con từ khi ra đời đến từng bước lớn khôn. Một đứa nhóc suốt ngày cứ nghĩ
mình là một động cơ chỉ biết kêu brum,
brum, brum và một câu hỏi thường trực Ba
ơi mình đi đâu!? Một sự thay đổi đã không được chấp nhận.
Một cuộc đấu tranh giằng xe,
chiếm ngự lấy người cha về một sự thật không thể nào gạt bỏ. Đứa con mang tật
nguyền. Điều cần làm là bỏ nó đi hay tiếp tục: chiến đấu hay chấp nhận như một
phần cuộc sống. Tác giả cứ như rơi vào một mê cung không lối thoát. Tiến, lùi
không biết định hướng.
Ba ơi mình đi đâu cứ như một quyển nhật ký được người cha ghi lại
từng ngày với những gì biến động xảy ra giữa hai cha con với thế giới bên
ngoài. Những thứ nhỏ nhặt nhất cũng bắt đầu xâm chiếm tâm hồn người cha. Vẫn
đục. Những cánh thiệp chúc an lành của những người thân quen chia sẻ giờ như
trở thành một lời châm biếm về cuộc sống của cha con và nhiều thứ khác nữa. Tất
cả được ghi lại trong nổi đau giằng xé. Khó tả. Muốn tìm một sự giải thoát. Nốc
rượu và lái xe lao như điên ngoài đường hòng tìm được một sự giải thoát với một
cuộc sống gần như bế tắc. Dù rằng đã cố gắng khõa lấp đi sự thật kia bằng hàng
tá lý do để động viên mình vượt qua với những sự bù đắp của xã hội như với
những khoảng trợ cấp từ chính phủ, con khỏi phải đi học, khỏi phải lắng lo cho
việc định hình công việc tương lai.v.v.
Ba ơi mình đi đâu!?
Một tiếng nói trẻ con đặt trong
hoàn cảnh dường như vô vọng khi tiếng nói như trở thành tiếng nấc với bất kỳ ai
đọc những dòng chữ này.
Một câu hỏi như không tìm được
lời đáp. Thấy nhoi nhói trong ánh mắt long lanh của trẻ thơ không biết được nơi
chốn nào đang chờ đón và sự bất lực của người cha không biết tìm ra đâu câu trả
lời cho đứa con mình.
Một hình ảnh tưởng tượng bám vào
trí nhớ. Ám ảnh. Người cha ngồi trên chiếc xe cứ nhìn về phía trước, chân trời
đang xa vời vợi. Độc hành. Trên một con đường quanh co với hai bên đường là
đồng ruộng bao la, chỉ hai cha con đi trên một chuyến xe. Lẻ loi.
Jean-Louis
Fournier khiêm nhường trong câu chuyện của mình, không cố tô vẽ bản thân là một
người cha mạnh mẽ. Ở cuối cuốn sách, đó là những lời tắc nghẹn “Tôi đã không
may mắn. Tôi đã chơi trò xổ số di truyền học, tôi đã thua”, “Cuối con đường tôi
đi là ngõ cụt, phần kết cuộc đời tôi là bế tắc”… Nhưng, giống như Thomas và
Mathieu, cuốn sách và nỗi bất hạnh của ông lại mang tới những nghị lực để nâng
đỡ nhiều người.
Link: đâu chỉ mình tôi đơn độc - https://chienphan.blogspot.com/2023/01/sach-au-chi-oc-minh-toi-on-oc-jean.html
( Ảnh: Sưu Tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét