Khuyết Tượng kỵ Pháo
Mày nhớ thằng Toàn không!?
Cái thằng đến giờ không biết suy nghĩ gì nhưng tao lại cứ suy nghĩ mãi
về điều nó làm. Nó viết những dòng về lịch sử dù rằng nó chẳng phải là sử gia
gì cả. Nó nói rằng nó nợ thế hệ này những dòng lịch sử. Thằng ngộ, tự dưng đeo
lên mình một cục nợ không tên.
Gã cứ tiếp tục nói. Gã đã có một
gia đình mới nằm trên đất nước có lá cờ hơn năm mươi mấy ngôi sao. Con gã lớn
lên chẳng thiết tha gì đến quê nhà, dù rằng gã không thôi kể về nơi gã đã sinh
ra và lớn lên. Gìn giữ. Quá khứ - điên khùng, rãnh rỗi…là những từ mà gã hay
nghe nhất khi gã đem câu chuyện của bạn gã nói cho kẻ thứ ba – những kẻ cùng
thời, khác thời và lạc thời; nhưng với gã thì không. Gã thấm thía lắm rồi khi
những đứa con, đứa cháu gã không “thấm” những câu chuyện về đất nước hình chữ S
mà gã cứ nói ra rã mỗi lần gặp, biết vậy những gã cứ nói, cứ nói như một cuốn
băng được cài ở chế độ repeat. Điều gã cảm thấy “thấm” nhất là người phụ nữ mà
gã quyết định chọn làm vợ cũng trở nên xa lạ trước mặt khi gã đặt những câu hỏi
về quê cha, đất tổ trong những ngày đạn dội, bom rơi.
Mày gặp nó à? Hắn hỏi. Thằng
đó giờ cứ kẻ không nhà vậy, cứ lang thang hết chốn này đến chốn kia, chủ yếu là
đi tìm những tên khoát áo lính như tao và mày, bất kể là Việt minh hay Cộng
hòa. Nó muốn ghi chép lại sự thật để con cháu sau này biết được ngày ấy trên
đất này đã diễn ra chuyện gì chứ không phải là câu chuyện dành cho “bên thắng
cuộc”. Hắn không để gã trả lời cứ nói tiếp câu chuyện về thằng bạn.
Không! Nó gặp tao trên mạng! Gã trả lời.
À. Tụi bây công nghệ dữ ha, lên xem phim sếch gặp nhau à. Khà khà.
Hắn cười hềnh hệch.
Mẹ! Giờ có xem thì xem nó ngã về phía bên nào ấy. Tao với nó tìm gặp
nhau qua facebook. Gã đáp trả lời trêu chọc của thằng bạn.
Còn nó thì mò đến nhà tao rồi nói chuyện viết lách đó trong buổi nhậu.
Cái thằng tao hỏi: Cái gì thúc đít mày viết đề tài này? Nó trả lời tao: Vì tao
thương mấy đứa nhỏ. Hắn rít một hơi khói.
Trường tôi ở tại lối
Nancy,
Trung học đường kia có bảng ghi.
Mượn hiệu người xưa Trương Vĩnh Ký,
Lẫy lừng danh tiếng đã bao thì.
Trung học đường kia có bảng ghi.
Mượn hiệu người xưa Trương Vĩnh Ký,
Lẫy lừng danh tiếng đã bao thì.
Hắn vỗ đùi nhịp theo tiếng thơ
ngâm như một thi sĩ khi tay nâng chén rượu, mắt nhìn về khoảng xa xăm, không
biết khoảng trời nào trên nốc dinh Độc Lập được hắn ngắm, chỉ biết ly rượu trên
tay chồng chềnh theo mấy nhịp rung.
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tâu Âu khoa học yếu minh tâm
Gã tiếp mấy câu cùng thằng bạn
già, đầu gật gật ra dáng thi sĩ chẳng thua. Gã nhớ đến những đứa bạn cùng thời –
thời binh biến, thời của những con người trẻ đi theo giấc mộng thiên thu lưu
giữ, những giá trị cốt lõi đều thuộc nằm lòng, không phải lăn tăn để rồi ủ rũ,
tư lự và nhiều khi gã chẳng hiểu tuổi trẻ đào ở đâu ra mà lắm những nỗi buồn từ
cuộc sống mang lại. Gã nhớ đến thời của gã, những con người sống với những khát
vọng và chiến đấu quên mình vì những giá trị đã khắc ghi vào tim từ những con
người với vầng trán cao, tóc phai màu nhưng nhiệt huyết đầy dâng trong những
bài giảng không chỉ còn là sách vở ra để nói nhau nghe mà sách vở kia có ích gì
với đời không. Thiệt tình. Gã nhớ những cô, thầy của gã biết bao. Với gã, những
người đó chưa bao giờ chết trong tim, gã tiếp tục đi tìm những con người như
vậy cho con cháu mình để rồi hơn bốn mươi năm chẳng đặng hoài gã phải thú nhận
những con người ấy chỉ thấy ở đất nước một thời biến binh.
(Ảnh: Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét